• Xưởng sửa chữa máy địa vật lý

    Xưởng có nhiệm vụ chính là bảo dưỡng, sửa chữa và hiệu chỉnh các máy móc thiết bị điện tử phục vụ cho các đơn vị trong Xí nghiệp địa vật lý giếng khoan. Ngoài ra xưởng còn nghiên cứu đưa vào ứng dụng và phát triển công nghệ tin học trong công tác địa vật lý

  • Trung tâm Phân tích và Xử lý số liệu

    Có nhiệm vụ đánh giá chất lượng tài liệu do Xí nghiệp Địa vật lý thực hiện.

  • Đội công nghệ cao

    Khảo sát địa vật lý tổng hợp trong giếng đang khoan. Đo địa vật lý tổng hợp, bắn mìn.

  • Đội Kiểm tra công nghệ khai thác

    Có nhiệm vụ là đo khảo sát và kiểm tra công nghệ khai thác trong các giếng khai thác và bơm ép.

  • Đội Carota khí

    Đội Carôta khí có nhiệm vụ chính là khảo sát carota khí, cung cấp kịp thời các số liệu để xác minh trữ lượng, tình trạng các giếng khoan.

  • Đội thử vỉa

    Đội có nhiệm vụ thử vỉa ở các giếng khoan nhằm định hướng cho công tác khoan, xác định tình trạng và đo vỉa, cung cấp thông tin để xác định trữ lượng công nghiệp của giếng

L&TD

LOGGING & TESTING DIVISION

Chi bộ thử vỉa - XN Địa Vật Lý Giếng Khoan sinh hoạt chuyên đề về nguồn nhân kỷ niệm ngày sinh nhật Bác

Thực hiện theo kế hoạch sinh hoạt chuyên đề Quý II của chi bộ Thử vỉa trong năm 2019 và Kỷ niệm 129 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2019), toàn bộ đảng viên của chi bộ Thử vỉa cùng các đoàn viên thanh niên của Đội thử vỉa đã tổ chức tham quan về nguồn tại Trường Dục Thanh – Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Thành phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận.

Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907, nay là số 39 Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, TP. Phan Thiết.Thầy giáo Nguyễn Tất Thành đến Trường Dục Thanh vào cuối tháng 8/1910. Vào tháng 2/1911, Bác đã rời Trường Dục Thanh vào Sài Gòn và xuống Bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Những tháng ngày dạy học tại Trường Dục Thanh của thầy giáo Nguyễn Tất Thành tuy không dài nhưng đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc. Tại đây Bác đã dạy Quốc Văn, Hán Văn và kiêm nhiệm môn thể dục. Khu di tích trường Dục Thanh lưu giữ được gần như nguyên vẹn những kỷ vật cách đây ngót một thế kỷ, bao gồm: Nhà Ngự - Nơi các giáo viên và học trò ăn ở nội trú, Ngọa Du Sào – Thư viện để giáo viên và học trò đọc sách, cây khế trăm năm. Theo lời kể của cô hướng dẫn viên thì ngày xưa Bác là người thường xuyên tưới nước và chăm sóc cho cây nên người dân nơi đây thường gọi là cây khế Dục Thanh, cây khế Bác Hồ. Mặc dù tiết trời bên ngoài khá nắng nóng, nhưng bên trong khu du tích không khí rất mát mẻ, những cây vú sữa xanh lá được chăm sóc cẩn thận, những hàng cây được tỉa gọt gọn gàng, tạo cho ngôi trường một cảm giác rất thân thiện và gần gũi.

Đối với người dân Bình Thuận thì Trường Dục Thanh không đơn thuần chỉ là một ngôi trường mà còn được xem như cái nôi của tinh thần hiếu học và tình yêu quê hương đất nước.

Chuyến về nguồn lần này đã giúp đảng viên, đoàn viên hiểu thêm về lịch sử hào hùng, về một người thầy, một vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam – Hồ Chí Minh.

 

Một số hình ảnh của chuyến đi.

 

 

 

 

Bài và ành Tống Tiến Quang - TV

Quản lý online

Liên kết nội bộ

Giá dầu


Ads