• Xưởng sửa chữa máy địa vật lý

    Xưởng có nhiệm vụ chính là bảo dưỡng, sửa chữa và hiệu chỉnh các máy móc thiết bị điện tử phục vụ cho các đơn vị trong Xí nghiệp địa vật lý giếng khoan. Ngoài ra xưởng còn nghiên cứu đưa vào ứng dụng và phát triển công nghệ tin học trong công tác địa vật lý

  • Trung tâm Phân tích và Xử lý số liệu

    Có nhiệm vụ đánh giá chất lượng tài liệu do Xí nghiệp Địa vật lý thực hiện.

  • Đội công nghệ cao

    Khảo sát địa vật lý tổng hợp trong giếng đang khoan. Đo địa vật lý tổng hợp, bắn mìn.

  • Đội Kiểm tra công nghệ khai thác

    Có nhiệm vụ là đo khảo sát và kiểm tra công nghệ khai thác trong các giếng khai thác và bơm ép.

  • Đội Carota khí

    Đội Carôta khí có nhiệm vụ chính là khảo sát carota khí, cung cấp kịp thời các số liệu để xác minh trữ lượng, tình trạng các giếng khoan.

  • Đội thử vỉa

    Đội có nhiệm vụ thử vỉa ở các giếng khoan nhằm định hướng cho công tác khoan, xác định tình trạng và đo vỉa, cung cấp thông tin để xác định trữ lượng công nghiệp của giếng

L&TD

LOGGING & TESTING DIVISION

Một số đề xuất hoàn thiện công tác tái cấu trúc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Với đề án chung về tái cơ cấu DNNN mà Thủ tướng đã phê duyệt, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ được hoàn thiện thêm một bước đối với điều lệ tổ chức và hoạt động cũng như sẽ được phê duyệt quy chế tài chính của Tập đoàn phù hợp.

TS Nguyễn Xuân Thắng

(Thành viên Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam)

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI có nêu: “Phát triển kinh tế nhanh, bền vững gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh. Bảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

Để tiếp tục thực hiện và hoàn thiện mô hình các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án "Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015". Tiếp theo đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng có thông tư hướng dẫn phù hợp.

Việc Thủ tướng phê duyệt đề án này đảm bảo mục tiêu: Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt để kinh tế Nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao sức cạnh tranh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đối với doanh nghiệp kinh doanh, hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội, quốc phòng, an ninh đối với hoạt động công ích.

Như chúng ta đã biết, trong những năm qua nhiều DNNN là các tập đoàn kinh tế (TĐKT), các tổng công ty Nhà nước (TCTNN) đã có những đóng góp quan trọng vào nền kinh tế quốc dân, là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ thông qua việc thực hiện hiệu quả chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và thực hiện nghiêm túc các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, thực hiện công tác an sinh xã hội thiết thực, nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, đóng góp to lớn vào ngân sách quốc gia. Một số TĐKT lớn có những đóng góp mang tính quyết định, là đầu tàu góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế trong một thời gian dài, góp phần vào việc đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực của đất nước. Thực hiện từng bước sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước qua từng thời kỳ.

Tuy vậy, còn một số TĐKT, TCTNN làm ăn thua lỗ do công tác quản lý yếu kém, đặc biệt là do quản lý nhân sự và quản lý tài chính bị buông lỏng dẫn đến không bảo toàn được vốn và mất các nguồn lực khác của doanh nghiệp và Nhà nước.

Để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chiến lược phát triển nền kinh tế theo đường lối đã được đặt ra, Chính phủ đã thông qua và đang triển khai phê duyệt các đề án tái cơ cấu nói trên. Theo đó, các doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước được chia ra 3 nhóm:

Nhóm thứ nhất, gồm DNNN nắm giữ 100% vốn điều lệ trong các lĩnh vực độc quyền Nhà nước; nhóm thứ hai, gồm các doanh nghiệp cổ phần hóa (CPH) mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoạt động trong các ngành, lĩnh vực và cũng tùy theo quy mô, lĩnh vực mà Nhà nước phải nắm giữ trên 75% khi tiến hành CPH. Các lĩnh vực khai thác, chế biến tài nguyên, khoáng sản; cung cấp hạ tầng mạng thông tin truyền thông được xếp vào nhóm này. Nhà nước nắm giữ 65-75% vốn điều lệ khi CPH trong các lĩnh vực hóa chất cơ bản, phân hóa học, tài chính, tín dụng, bảo hiểm và các doanh nghiệp trong các ngành nông nghiệp, y tế, giao thông vận tải... Ngoài ra, Nhà nước nắm giữ từ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ hoặc không giữ cổ phần trong các doanh nghiệp khác khi CPH tùy tình hình thị trường...

Những doanh nghiệp còn lại được xếp vào nhóm 3 là những doanh nghiệp thua lỗ kéo dài và không có khả năng để tồn tại phải thực hiện bán, chuyển nhượng doanh nghiệp, tái cơ cấu lại nợ để chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty cổ phần, công ty TNHH nhiều thành viên, hoặc phải giải thể, phá sản.

Việc Chính phủ kiên quyết sắp xếp, cơ cấu lại hoặc giải thể, cho phá sản những doanh nghiệp hoạt động thua lỗ không hiệu quả, mất khả năng thanh toán nợ đến hạn theo quy định là sáng suốt và kịp thời để không ảnh hưởng chung đến các doanh nghiệp khác và tập trung được nguồn lực phát triển các doanh nghiệp có hiệu quả nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Trong giai đoạn tái cơ cấu này, các DNNN sẽ thực hiện theo nguyên tắc thị trường việc thoái vốn đã đầu tư vào ngành nghề không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính. Đây cũng là dịp mà các DNNN phải rà soát, xác định lại nhiệm vụ tập trung nguồn lực vào sản xuất và kinh doanh ngành, nghề chính.

Chính phủ cũng khẳng định các tập đoàn, TCTNN chỉ kinh doanh những ngành chính và những ngành liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh chính. Các tập đoàn và TCTNN phải xây dựng phương án tài chính để thực hiện và triển khai nhiệm vụ chính được giao và xử lý các tồn tại về tài chính trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp. Tiếp theo việc phê duyệt phương án tái cơ cấu các DNNN, Bộ trưởng Bộ Tài chính có văn bản số 10800/BTC-TCDN ngày 10/8/2012 và Bộ Công Thương có văn bản số 7718/BCT-TCCB ngày 22/8/2012 về việc triển khai thực hiện Quyết định 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Với quyết định kiên quyết của Chính phủ lần này, việc các TĐKT, TCTNN sẽ được hoàn thiện và củng cố thêm khung pháp lý, từng chủ thể hoạt động sẽ có nghị định riêng về tổ chức và hoạt động, đồng thời sẽ phải có quy chế tài chính rõ ràng, hoạt động minh bạch và hiệu quả, nâng cao tính pháp lý, việc kiểm tra và giám sát được tăng cường.

Thực tiễn triển khai tại Tập đoàn Dầu khí

Với đề án chung về tái cơ cấu DNNN mà Thủ tướng đã phê duyệt, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ được hoàn thiện thêm một bước đối với điều lệ tổ chức và hoạt động cũng như sẽ được phê duyệt quy chế tài chính của Tập đoàn phù hợp.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là DNNN có quy mô và hạ tầng cơ sở vật chất to lớn, hiện đại trong và ngoài nước, hoạt động với 5 lĩnh vực chính là tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, lọc hóa dầu, công nghiệp khí, công nghiệp điện, dịch vụ dầu khí kỹ thuật cao, trong đó nhiệm vụ cốt lõi là tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.

Thực tiễn thời gian qua, nhận thức được quá trình phát triển tất yếu gắn với việc đổi mới và tái cơ cấu doanh nghiệp, Tập đoàn đã thực hiện sắp xếp lại Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên theo hướng tập trung nguồn lực và các lĩnh vực kinh doanh chính, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh trong và ngoài nước, đã và đang tiến hành giảm tỷ lệ nắm giữ tại một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và lĩnh vực khác hỗ trợ cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh cốt lõi. Công tác cổ phần hóa, chuyển đổi doanh nghiệp của Tập đoàn đã tuân thủ các chủ trương cùng những văn bản, chế độ của Nhà nước, quy định của pháp luật, triển khai theo tiến độ và mang lại hiệu quả thiết thực.

Công ty Mẹ đã chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp từ ngày 1/7/2010 theo Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 18/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay Tập đoàn đã CPH thành công hơn 20 tổng công ty, công ty, trong đó có nhiều doanh nghiệp quy mô lớn, đặc biệt là chuyển đổi mô hình hoạt động của Liên doanh Dầu khí Việt - Nga Vietsovpetro mà trước đây hoạt động theo mô hình hợp tác liên chính phủ, để tiếp tục phát triển mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa đã được chuyển đổi hoạt động rộng hơn và theo Luật Doanh nghiệp. Kết quả quá trình tái cơ cấu giai đoạn đầu này đối với phần lớn các đơn vị thành viên trong Tập đoàn đã đạt được kết quả và hiệu quả cao, thu về khoản tiền chênh lệch lớn so với giá gốc đầu tư và được chuyển vào quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp và góp phần tăng vốn chủ sở hữu của Nhà nước tại doanh nghiệp. Tập đoàn đã đi đầu trong việc CPH và niêm yết cổ phiếu các doanh nghiệp thành viên trên thị trường chứng khoán (TTCK). Kể từ khi doanh nghiệp đầu tiên thuộc PVN được CPH đến năm 2011, hầu hết các đơn vị thành viên đã được CPH thành công, thu thặng dư vốn về cho Nhà nước gần 25.000 tỉ đồng. Các doanh nghiệp được CPH đều hoạt động hiệu quả và thu hút sự quan tâm đầu tư từ nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Hiện nay có 32 doanh nghiệp thuộc PVN niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán. Theo thống kê, hiện nay các doanh nghiệp này chỉ chiếm 3,8% về số lượng, nhưng chiếm tới 14,3% giá trị vốn hóa của toàn bộ TTCK. Việc ra đời bộ chỉ số “PVN-INDEX” được tính toán trên 2 phương pháp là chỉ số giá (price index) và chỉ số lợi nhuận (total return index) phục vụ cho các nhà đầu tư khác nhau và theo loại tiền khác nhau, tạo điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài xác định chính xác được lợi nhuận.

Về hoạt động sản xuất kinh doanh, so với giai đoạn 2001-2005, tổng doanh thu của Tập đoàn trong giai đoạn 2006 đến nay tăng nhiều lần, trong đó doanh thu từ hoạt động dịch vụ dầu khí chiếm tỷ trọng 27%; nộp ngân sách Nhà nước tăng nhanh hằng năm, như năm 2011 nộp ngân sách hơn 160 nghìn tỉ đồng, tăng nhiều lần so với các giai đoạn trước đó do các hoạt động dịch vụ dầu khí tăng trưởng nhanh. Trữ lượng dầu khí được gia tăng hiện nay lên mức gần 400 triệu tấn quy dầu từ mức 260 triệu tấn trong giai đoạn trước. Vốn chủ sở hữu Công ty Mẹ đến nay đạt trên 250 nghìn tỉ đồng, gấp 3 lần so với năm 2006. Đến đầu năm 2012 tổng tài sản và nguồn vốn Công ty Mẹ tăng hơn 3 lần so với năm 2006. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu Công ty Mẹ Tập đoàn được đảm bảo an toàn, nếu năm 2006 là 23% thì năm 2011 là 18%.

Xét về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Mẹ, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Tập đoàn trong giai đoạn 2006-2011 bình quân đạt cao hơn mức ROE trung bình của khu vực kinh tế nhà nước. Khả năng sinh lời của tài sản (ROA) trung bình đạt 14%. Song song với việc mở rộng về quy mô số lượng lao động, sự gia tăng trong chất lượng lao động cũng được khẳng định thông qua con số tăng trưởng về năng suất lao động bình quân qua hai giai đoạn. Nếu như trong giai đoạn 2001-2005, năng suất lao động bình quân ở mức 5,1 tỉ đồng/người/năm thì đến giai đoạn 2006-2010, con số này đã lên đến 8,4 tỉ đồng/người/năm.

Trên lĩnh vực đầu tư, trong giai đoạn 2006-2011, Tập đoàn đã thực hiện đầu tư có giá trị trên 400 nghìn tỉ đồng, tăng 115% so với giai đoạn 5 năm trước đó. Hiệu quả đầu tư cao được thể hiện thông qua hệ số sinh lời từ đồng vốn đầu tư (ICOR) bình quân trong cả giai đoạn ở mức 1,33, hiệu quả hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước (hệ số ICOR của khu vực tư nhân là 3-4, ICOR của khu vực kinh tế Nhà nước và từ đầu tư của Nhà nước tới 9-10).

Với đà tăng trưởng và phát triển nhanh của Tập đoàn thời gian qua, một số đơn vị trực thuộc cũng gặp khó khăn do cơ chế như kinh doanh xăng, dầu; vận tải, sửa chữa tàu thuyền, xây lắp đang chờ cơ hội hồi phục trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu và trong nước hồi phục để phát triển.

Mục tiêu và giải pháp của PVN trong chiến lược phát triển

Với mục tiêu xây dựng PVN năng động, có năng lực cạnh tranh ở trong nước và quốc tế, đạt hiệu quả kinh doanh cao, bằng cách đẩy mạnh hoạt động và tập trung đầu tư vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngành là thăm dò, khai thác, lọc hóa dầu, sản xuất điện, đạm từ khí và dịch vụ kỹ thuật dầu khí, gia tăng giá trị tài nguyên dầu khí trong nước, gia tăng nguồn tài nguyên dầu khí từ nước ngoài, tăng cường xã hội hóa để thu hút nguồn đầu tư khác… Trên cơ sở đó giữ vững vị trí đầu tàu, vai trò trụ cột, chủ đạo của nền kinh tế đất nước, công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô có hiệu quả của Nhà nước, tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, đi đầu trong công tác an sinh xã hội; xây dựng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là một hình mẫu DNNN tốt nhất, biểu tượng của một Việt Nam năng động trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế.

Với mục tiêu trên, nhiệm vụ kế hoạch chỉ tiêu chủ yếu phải đạt 5 năm là: Đạt tăng trưởng bình quân 18-20% năm, tổng doanh thu hơn 3.000 nghìn tỉ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 650 nghìn tỉ đồng, tỷ suất lợi nhuận/vốn điều lệ trên 20%/năm, gia tăng trữ lượng quy dầu 35-45 triệu tấn/năm, tổng sản lượng: khai thác dầu khí 142 triệu tấn, điện 108 tỉ kWh, sản xuất sản phẩm lọc dầu 45 triệu tấn, hóa dầu 1,8 triệu tấn, phân bón 8 triệu tấn, nhiên liệu sinh học 1 triệu tấn, doanh thu dịch vụ dầu khí trong tỷ trọng sản phẩm dầu khí chiếm trên 35%, năng suất lao động trung bình đạt 13,5 tỉ đồng/người/năm.

Bằng Quyết định số 1381/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch 5 năm 2011-2015 thì tỷ lệ đầu tư các lĩnh vực được phân chia theo cơ cấu sau:

Thăm dò và khai thác dầu khí Công nghiệp khí Chế biến dầu khí Công nghiệp điện Dịch vụ kỹ thuật cao và hoạt động hỗ trợ
36% 7% 26% 16% 15%

Trong quá trình triển khai đầu tư phát triển của Tập đoàn thì khâu cốt lõi là triển khai tích cực các dự án thăm dò và khai thác dầu khí nhằm kéo theo sự tăng tốc phát triển công nghiệp khí, chế biến dầu khí, công nghiệp điện khí - than, dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao.

Cũng phải khẳng định là việc đầu tư phát triển mảng dịch vụ kỹ thuật dầu khí, trong đó có cả việc tự lực đóng giàn khoan, tàu khoan, tàu dịch vụ và các hoạt động hỗ trợ như bảo hiểm các công trình chuyên ngành, các hoạt động tài chính... cũng là một yêu cầu bức bách mà Đảng và Nhà nước đã giao cho ngành Dầu khí, vì các hoạt động này trong nhiều năm qua đã thu về một tỷ trọng lớn ngoại tệ cho đất nước mà trước đây do các nhà thầu nước ngoài thực hiện và thu ngoại tệ, đồng thời khẳng định việc thực hiện cụ thể đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Theo mô hình TĐKT Nhà nước, hoạt động theo mô hình Mẹ - Con, đầu tư phù hợp với Luật Doanh nghiệp và đặc biệt là ngành Dầu khí hoạt động còn theo luật chuyên ngành là Luật Dầu khí, vì vậy để tăng tốc phát triển thực hiện chiến lược đã được duyệt thì phải tăng vốn đầu tư phát triển.

Để mục tiêu thành hiện thực, công tác tái cơ cấu của PVN được thực hiện theo nguyên tắc hoàn thiện mô hình TĐKT được thí điểm trước đây, tập trung nguồn lực vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, thu gọn đầu mối quản lý, giảm thiểu cạnh tranh nội bộ, giảm chi phí trung gian và nâng cao hiệu quả hoạt động. Từ nguyên tắc này sẽ tập trung nguồn lực cho lĩnh vực cốt lõi, nâng tầm sức mạnh để thực hiện thành công chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam, trước mắt là kế hoạch 5 năm 2011-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo đó các doanh nghiệp cấp II của Tập đoàn (các tổng công ty và công ty thành viên) phải đảm nhận toàn bộ hoặc một phần hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn theo 5 lĩnh vực đã được xác định, với số vốn được Tập đoàn giao phải bảo toàn và phát triển vốn hàng năm, kinh doanh phải có hiệu quả. Các doanh nghiệp phải rà soát, đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiệm vụ, lĩnh vực, ngành nghề chính, ngành nghề có liên quan, cơ cấu tổ chức (gồm: đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết, tỷ lệ góp vốn, doanh thu, hiệu quả lãi lỗ của từng loại doanh nghiệp), cơ cấu tài chính, trình độ công nghệ, nguồn nhân lực và quản trị thuộc Tập đoàn, các tổng công ty, trong đó, yêu cầu đánh giá mặt được và chưa được, cần khắc phục trong quá trình tái cơ cấu, tổ chức lại cho phù hợp với việc thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ của Tập đoàn và các tổng công ty.

Các công ty cháu (doanh nghiệp cấp III) định hướng vào việc SXKD từng lĩnh vực phù hợp với chuỗi ngành, nghề kinh doanh của Công ty Mẹ, đặc biệt phải gọn nhẹ và xác định rõ về vai trò chức năng, nhiệm vụ và kinh doanh phải có lãi, hiệu quả từ sự đầu tư của Tập đoàn và các đơn vị thành viên.

Đối với Công ty Mẹ - Tập đoàn, Chính phủ sẽ phê duyệt hoàn thiện điều lệ tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính… Xây dựng và hoàn chỉnh phương thức quản trị phù hợp theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con; trên cơ sở tái cơ cấu Tập đoàn (doanh nghiệp cấp I) sẽ đồng thời và tiến hành việc sắp xếp, đổi mới đối với đơn vị thành viên (doanh nghiệp cấp II) bằng cách rà soát, tính toán hiệu quả của việc đầu tư trước đây, tùy quy mô và đặc điểm riêng và hiệu quả đạt được sẽ được phân loại, xếp loại định hướng nắm giữ tỷ lệ vốn, phân bổ tối ưu nguồn lực để ổn định và phát triển bền vững. Tiếp tục xây dựng và ban hành hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý, quản trị các năm đối với doanh nghiệp và người đại diện của Tập đoàn tại các doanh nghiệp trong việc thực thi trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ tại đơn vị, đặc biệt là của người đứng đầu.

(Còn tiếp)

N.X.T

Quản lý online

Liên kết nội bộ

Giá dầu