• Xưởng sửa chữa máy địa vật lý

    Xưởng có nhiệm vụ chính là bảo dưỡng, sửa chữa và hiệu chỉnh các máy móc thiết bị điện tử phục vụ cho các đơn vị trong Xí nghiệp địa vật lý giếng khoan. Ngoài ra xưởng còn nghiên cứu đưa vào ứng dụng và phát triển công nghệ tin học trong công tác địa vật lý

  • Trung tâm Phân tích và Xử lý số liệu

    Có nhiệm vụ đánh giá chất lượng tài liệu do Xí nghiệp Địa vật lý thực hiện.

  • Đội công nghệ cao

    Khảo sát địa vật lý tổng hợp trong giếng đang khoan. Đo địa vật lý tổng hợp, bắn mìn.

  • Đội Kiểm tra công nghệ khai thác

    Có nhiệm vụ là đo khảo sát và kiểm tra công nghệ khai thác trong các giếng khai thác và bơm ép.

  • Đội Carota khí

    Đội Carôta khí có nhiệm vụ chính là khảo sát carota khí, cung cấp kịp thời các số liệu để xác minh trữ lượng, tình trạng các giếng khoan.

  • Đội thử vỉa

    Đội có nhiệm vụ thử vỉa ở các giếng khoan nhằm định hướng cho công tác khoan, xác định tình trạng và đo vỉa, cung cấp thông tin để xác định trữ lượng công nghiệp của giếng

L&TD

LOGGING & TESTING DIVISION

Nghiên cứu khoa học

Công nghệ xử lý minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan LOGINTER

Cụm công trình ”Các quy trình công nghệ xử lý minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan LOGINTER” được tác giả Nguyễn Thị Liên Thủy cùng các cộng sự ở Xí nghiệp Địa lý giếng khoan, Liên doanh Việt-Nga, Vietsovpetro, xây dựng từ tháng 12/2012, đưa vào sử dụng từ tháng 1/2014, đến nay đã trở thành một công cụ đắc lực, giúp các chuyên gia, kỹ sư địa vật lý có thể phân tích nhanh và chính xác các dạng số liệu khảo sát trạng thái kỹ thuật ống chống và cần khai thác, số liệu siêu âm đo trong thân trần cũng như trong ống chống và xử lý minh giải lát cắt đá móng nứt nẻ hang hốc.

                                             Nhóm kỹ sư Xí nghiệp Địa lý giếng khoan đang nghiên cứu thực hiện công nghệ LOGINTER.

 

LOGINTER bao gồm ba quy trình lớn sau: Quy trình xử lý minh giải tài liệu khảo sát trạng thái kỹ thuật ống chống/cần khai thác (Quy trình KTOC); Quy trình xử lý minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan trong lát cắt đá móng (Quy trình INTER); Quy trình xử lý minh giải tài liệu sóng siêu âm (Quy trình WAVEFORM).

So với các công trình kỹ thuật đã biết, ”Cụm công trình LOGINTER” đã khắc phục được nhược điểm của các quy trình nước ngoài và trong nước, tích hợp nhiều công đoạn riêng rẽ vào trong quy trình thống nhất. Không những chỉ phát huy được ưu điểm của sản phẩm nước ngoài và sản phẩm tự viết, trong quy trình mới còn bổ sung nhiều tiện ích mới linh hoạt, phù hợp với nhu cầu công việc thực tế và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình sản xuất, giúp đơn vị có thể tự chủ trong công nghệ xử lý minh giải các mảng số liệu này.

Có thể kể tới một số điểm mới và có tính sáng tạo của quy trình KTOC như xây dựng hình ảnh 3D và mặt cắt ngang (cross section) của ống chống và tạo video từ dữ liệu CAST_V, MIT; thêm chức năng hoạt hình cho ống chống tự động trượt theo độ sâu, đồng thời ghi hoạt hình vào tập tin video phục vụ nghiên cứu và lưu trữ; đề xuất phương pháp xác định bề dày ống và phương pháp xác định độ ăn mòn ống...

Đối với quy trình INTER , đó là góp phần chuẩn hóa các khái niệm cơ bản liên quan đến mô hình cấu trúc không gian rỗng của thân dầu đá móng, từ đó làm cơ sở đưa ra các thuật toán sau này. Người dùng dễ kiểm soát kết quả của từng công đoạn xử lý nên giảm thời gian hoàn thiện sản phẩm; cho phép nghiên cứu lát cắt trong thân dầu đá móng một cách toàn diện hơn, chính xác hơn. Trước khi có quy trình, việc xử lý do một người có trình độ chuyên viên đảm nhiệm, từ khi áp dụng quy trình, một kỹ sư phân tích địa vật lý bậc 6 có thể đảm nhiệm.

Còn quy trình WAVEFORM cho phép kỹ sư xử lý dữ liệu, đặt tham số cửa sổ theo từng khoảng chiều sâu (khoảng nhỏ nhất chiều sâu có thể chỉ là 0.5 mét). Chính vì thế trong mọi trường hợp tính giá trị AMP vẫn chính xác. Đối với việc đánh giá chất lượng gắn kết xi măng, quy trình đưa ra phương pháp đánh giá thống nhất, định lượng từ đó kết quả đánh giá có độ tin cậy và tính ổn định cao…

Sau khi thử nghiệm thành công, LOGINTER đã được áp dụng thường xuyên, liên tục tại Trung tâm Phân tích và Xử lý Số liệu thuộc Xí nghiệp Địa vật lý giếng khoan phục vụ cho toàn bộ các mỏ của Vietsovpetro. Thống kê sơ bộ năm 2014 đã xử lý minh giải cho 64 đơn hàng khảo sát KTOC, 14 giếng có khảo sát địa vật lý tổng hợp lát cắt móng và 129 đơn hàng đo xi măng.

Một số công ty khác như Petronas, Hoàng Long-Hoàn Vũ cũng đã đặt hàng Xí nghiệp thực hiện công nghệ này.

Công trình không chỉ làm tăng chất lượng (độ chính xác) của kết luận, báo cáo mà còn giảm chi phí đối với sản phẩm nhờ tiết giảm chi phí mua phần mềm của nước ngoài cũng như chi phí đào tạo.

Tác giả bài viết: Xuân Dũng

 

Xí nghiệp Địa vật lý giếng khoan tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học công nghệ quý IV năm 2023

Chiều ngày 14 tháng 12 năm 2023, tại Hội trường tầng 6 tòa nhà XNĐVLGK, Xí nghiệp Địa vật lý giếng khoan (XNĐVLGK) đã tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học công nghệ quý IV năm 2023.

Tham dự và chỉ đạo Hội nghị có ông Phạm Hồng Khanh – Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học công nghệ, Q. Giám đốc XNĐVLGK cùng các Lãnh đạo và đại diện CBCNV các phòng/ban/trung tâm/xưởng/đội của Xí nghiệp. Đây là một buổi sinh hoạt khoa học công nghệ rất đặc biệt, vì ngoài đóng góp cho Hội thảo các nội dung, đề tài đến từ các bộ phận thuộc Xí nghiệp Địa vật lý giếng khoan, còn có sự hiện diện và chia sẻ những kiến thức và những kinh nghiệm quý báu từ các chuyên gia đến từ Câu lạc bộ Chuyên gia Dầu khí: ông Hoàng Văn Quý – Phó giáo sư, tiến sỹ, Nguyên Giám đốc Xí nghiệp XNĐVLGK, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học và Thiết kế; ông Phạm Văn Tuấn – Nguyên Đội trưởng Đội Công nghệ mới, XNĐVLGK; ông Đào Quang Hòa – Nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật sản xuất, XNĐVLGK; ông Hoàng Hồng Lĩnh – Nguyên Trưởng phòng Dung dịch Khoan, Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng.

Hội nghị đã được lắng nghe 02 tham luận của XNĐVLGK: "Xây dựng Modul Centralizer & Rotation cho tài liệu máy MIT trong phần mềm Loginter" đến từ Trung tâm Phân tích và Xử lý số liệu và tham luận “Các giải pháp mới trong đổ cầu xi măng và đo kiểm tra khai thác, bắn mìn trên các giàn nhẹ" đến từ Đội Kiểm tra khai thác, qua đó đã giúp CBCNV hiểu thêm về một số công nghệ mới trong công tác địa vật lý và những cố gắng và thành quả trong nghiên cứu của CBCNV trong Xí nghiệp, qua đó đã giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ mà Xí nghiệp cung cấp.

Tại hội nghị, các chuyên gia dầu khí đã cùng chia sẻ về các đề tài: Mô hình nghiên cứu & xử lý tài liệu Địa vật lý giếng khoan đối với các loại đá Cacbonat do Phó giáo sư, tiến sỹ Hoàng Văn Quý trình bày; Đề tài “Cứu kẹt thiết bị Địa vật lý và thiết bị khoan" do ông Phạm Văn Tuấn và Đào Quang Hòa trình bày; Đề tài “Ảnh hưởng của dung dịch khoan đến công tác khoan và khảo sát địa vật lý giếng khoan và các giải pháp giảm thiểu những ảnh hưởng" do TS Hoàng Hồng Lĩnh trình bày,

Thay mặt Ban Lãnh đạo và toàn thể CBCNV XNĐVLGK, Ban Lãnh đạo Xí nghiệp đã gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thành viên trong Câu lạc bộ Chuyên gia dầu khí và Ông Phạm Hồng Khanh - Quyền Giám đốc Xí nghiệp cũng rất mong muốn có nhiều cơ hội hơn để hợp tác và trao đổi cùng các chuyên gia nhằm trao đổi kinh nghiệm và cập nhật các công nghệ mới trong lĩnh vực dầu khí.

Sau đây là một số hình ảnh các hội thảo:

 

Quản lý online

Liên kết nội bộ

Giá dầu