Nhóm kỹ sư Xí nghiệp Địa lý giếng khoan đang nghiên cứu thực hiện công nghệ LOGINTER.
LOGINTER bao gồm ba quy trình lớn sau: Quy trình xử lý minh giải tài liệu khảo sát trạng thái kỹ thuật ống chống/cần khai thác (Quy trình KTOC); Quy trình xử lý minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan trong lát cắt đá móng (Quy trình INTER); Quy trình xử lý minh giải tài liệu sóng siêu âm (Quy trình WAVEFORM).
So với các công trình kỹ thuật đã biết, ”Cụm công trình LOGINTER” đã khắc phục được nhược điểm của các quy trình nước ngoài và trong nước, tích hợp nhiều công đoạn riêng rẽ vào trong quy trình thống nhất. Không những chỉ phát huy được ưu điểm của sản phẩm nước ngoài và sản phẩm tự viết, trong quy trình mới còn bổ sung nhiều tiện ích mới linh hoạt, phù hợp với nhu cầu công việc thực tế và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình sản xuất, giúp đơn vị có thể tự chủ trong công nghệ xử lý minh giải các mảng số liệu này.
Có thể kể tới một số điểm mới và có tính sáng tạo của quy trình KTOC như xây dựng hình ảnh 3D và mặt cắt ngang (cross section) của ống chống và tạo video từ dữ liệu CAST_V, MIT; thêm chức năng hoạt hình cho ống chống tự động trượt theo độ sâu, đồng thời ghi hoạt hình vào tập tin video phục vụ nghiên cứu và lưu trữ; đề xuất phương pháp xác định bề dày ống và phương pháp xác định độ ăn mòn ống...
Đối với quy trình INTER , đó là góp phần chuẩn hóa các khái niệm cơ bản liên quan đến mô hình cấu trúc không gian rỗng của thân dầu đá móng, từ đó làm cơ sở đưa ra các thuật toán sau này. Người dùng dễ kiểm soát kết quả của từng công đoạn xử lý nên giảm thời gian hoàn thiện sản phẩm; cho phép nghiên cứu lát cắt trong thân dầu đá móng một cách toàn diện hơn, chính xác hơn. Trước khi có quy trình, việc xử lý do một người có trình độ chuyên viên đảm nhiệm, từ khi áp dụng quy trình, một kỹ sư phân tích địa vật lý bậc 6 có thể đảm nhiệm.
Còn quy trình WAVEFORM cho phép kỹ sư xử lý dữ liệu, đặt tham số cửa sổ theo từng khoảng chiều sâu (khoảng nhỏ nhất chiều sâu có thể chỉ là 0.5 mét). Chính vì thế trong mọi trường hợp tính giá trị AMP vẫn chính xác. Đối với việc đánh giá chất lượng gắn kết xi măng, quy trình đưa ra phương pháp đánh giá thống nhất, định lượng từ đó kết quả đánh giá có độ tin cậy và tính ổn định cao…
Sau khi thử nghiệm thành công, LOGINTER đã được áp dụng thường xuyên, liên tục tại Trung tâm Phân tích và Xử lý Số liệu thuộc Xí nghiệp Địa vật lý giếng khoan phục vụ cho toàn bộ các mỏ của Vietsovpetro. Thống kê sơ bộ năm 2014 đã xử lý minh giải cho 64 đơn hàng khảo sát KTOC, 14 giếng có khảo sát địa vật lý tổng hợp lát cắt móng và 129 đơn hàng đo xi măng.
Một số công ty khác như Petronas, Hoàng Long-Hoàn Vũ cũng đã đặt hàng Xí nghiệp thực hiện công nghệ này.
Công trình không chỉ làm tăng chất lượng (độ chính xác) của kết luận, báo cáo mà còn giảm chi phí đối với sản phẩm nhờ tiết giảm chi phí mua phần mềm của nước ngoài cũng như chi phí đào tạo.
Chiều ngày 14 tháng 12 năm 2023, tại Hội trường tầng 6 tòa nhà XNĐVLGK, Xí nghiệp Địa vật lý giếng khoan (XNĐVLGK) đã tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học công nghệ quý IV năm 2023.
Tham dự và chỉ đạo Hội nghị có ông Phạm Hồng Khanh – Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học công nghệ, Q. Giám đốc XNĐVLGK cùng các Lãnh đạo và đại diện CBCNV các phòng/ban/trung tâm/xưởng/đội của Xí nghiệp. Đây là một buổi sinh hoạt khoa học công nghệ rất đặc biệt, vì ngoài đóng góp cho Hội thảo các nội dung, đề tài đến từ các bộ phận thuộc Xí nghiệp Địa vật lý giếng khoan, còn có sự hiện diện và chia sẻ những kiến thức và những kinh nghiệm quý báu từ các chuyên gia đến từ Câu lạc bộ Chuyên gia Dầu khí: ông Hoàng Văn Quý – Phó giáo sư, tiến sỹ, Nguyên Giám đốc Xí nghiệp XNĐVLGK, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học và Thiết kế; ông Phạm Văn Tuấn – Nguyên Đội trưởng Đội Công nghệ mới, XNĐVLGK; ông Đào Quang Hòa – Nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật sản xuất, XNĐVLGK; ông Hoàng Hồng Lĩnh – Nguyên Trưởng phòng Dung dịch Khoan, Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng.
Hội nghị đã được lắng nghe 02 tham luận của XNĐVLGK: "Xây dựng Modul Centralizer & Rotation cho tài liệu máy MIT trong phần mềm Loginter" đến từ Trung tâm Phân tích và Xử lý số liệu và tham luận “Các giải pháp mới trong đổ cầu xi măng và đo kiểm tra khai thác, bắn mìn trên các giàn nhẹ" đến từ Đội Kiểm tra khai thác, qua đó đã giúp CBCNV hiểu thêm về một số công nghệ mới trong công tác địa vật lý và những cố gắng và thành quả trong nghiên cứu của CBCNV trong Xí nghiệp, qua đó đã giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ mà Xí nghiệp cung cấp.
Tại hội nghị, các chuyên gia dầu khí đã cùng chia sẻ về các đề tài: Mô hình nghiên cứu & xử lý tài liệu Địa vật lý giếng khoan đối với các loại đá Cacbonat do Phó giáo sư, tiến sỹ Hoàng Văn Quý trình bày; Đề tài “Cứu kẹt thiết bị Địa vật lý và thiết bị khoan" do ông Phạm Văn Tuấn và Đào Quang Hòa trình bày; Đề tài “Ảnh hưởng của dung dịch khoan đến công tác khoan và khảo sát địa vật lý giếng khoan và các giải pháp giảm thiểu những ảnh hưởng" do TS Hoàng Hồng Lĩnh trình bày,
Thay mặt Ban Lãnh đạo và toàn thể CBCNV XNĐVLGK, Ban Lãnh đạo Xí nghiệp đã gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thành viên trong Câu lạc bộ Chuyên gia dầu khí và Ông Phạm Hồng Khanh - Quyền Giám đốc Xí nghiệp cũng rất mong muốn có nhiều cơ hội hơn để hợp tác và trao đổi cùng các chuyên gia nhằm trao đổi kinh nghiệm và cập nhật các công nghệ mới trong lĩnh vực dầu khí.
Sau đây là một số hình ảnh các hội thảo:
Thực hiện Kế hoạch công tác sáng kiến sáng chế và Khoa học công nghệ năm 2024 của Vietsovpetro, ngày 22 tháng 04 năm 2024, Xí nghiệp Địa vật lý giếng khoan (XN ĐVLGK) tiến hành tổ chức Hội nghị tổng kết nhằm đánh giá các kết quả trong phong trào sáng kiến sáng chế và Khoa học Công nghệ mà Xí nghiệp Địa vật lý giếng khoan đã đạt được trong năm 2023 và đưa ra những phương hướng hoạt động trong năm 2024.
{jcomments off}1. Mở đầu
Khí hydrocarbon (HC) được chia thành hai loại: khí khô (hay khí nghèo) và khí ẩm (hay khí giầu). Khí khô chứa chủ yếu các thành phần nhẹ CH4 và C2H6 (chiếm 80-90%). Ở điều kiện vỉa và bình tách, khí khô luôn ở trạng thái khí.
Khí ẩm có thành phần chủ yếu từ CH4 đến C4H10 và một phần alcan trung bình từ C5H12 tới C8H18. Ở điều kiện vỉa khí ẩm ở trạng thái khí còn ở bình tách các thành phần trung bình ngưng tụ thành pha lỏng. Khí – condensate (KC) là một dạng khí ẩm mà pha lỏng ngưng tụ được gọi là condensate.
2. Đặc điểm của hệ khí - condensate trong vỉa.
a. Phân tích thành phần KC
Thành phần HC của khí-condensate khác hẳn với thành phần của khí hòa tan trong dầu. Từ đó các tham số PVT như tỷ trọng tương đối của khí (γg), khối lượng phân tử, hệ số nén (z); hệ số thể tích (Bg); mật độ (ρg), độ nhớt (μg); áp suất- nhiệt độ tới hạn (pc-tc) .. cũng khác nhau.
Đo chiều dày bằng siêu âm là một kỹ thuật kiểm tra không phá huỷ (NDT), nó được sử dụng để đo chiều dày vật liệu từ một bên, ví dụ như đo chiều dày của ống chống giếng khoan từ phía bên trong lòng giếng. Các thiết bị đo chiều dày bằng siêu âm có thể chỉ định để đo chiều dày cho các đối tượng kim loại, nhựa, vật liệu tổng hợp, sợi thuỷ tinh, gốm và thuỷ tinh. Trên thực tế, đo độ dày bằng siêu âm hoàn toàn không phá huỷ mẫu, không cần cắt hoặc phân đoạn. Các vật liệu chống chỉ định khi đo bằng phương pháp siêu âm là gỗ, giấy, bê tông, và bọt xốp...
1. Nguyên lý hoạt động
Siêu âm là sóng âm ở tần số cao hơn giới hạn của con người có thể nghe được. Dải tần số siêu âm trong máy kiểm tra thường sử dụng trong khoảng giữa 200kHz và 20 MHz, trong một số thiết bị đặc biệt người ta có thể sử dụng tần số thấp đến 50kHz hoặc cao tới 200MHz. Dù ở tần số nào, sóng âm cũng là các dao động cơ học truyền qua môi trường dẫn âm theo các định luật cơ bản của vật lý về sóng âm.
Thiết bị đo chiều dày bằng siêu âm hoạt động trên nguyên tắc đo chính xác thời gian giữa hai xung siêu âm liên tiếp nhau vọng về đầu thu do phản xạ từ mặt đáy của chi tiết. Tức là, phép đo chiều dày bằng siêu âm được thực hiện từ một bên theo kỹ thuật đo thời gian giữa 2 xung siêu âm liên tiếp vọng về đầu thu do phản xạ từ mặt phân giới phía xa đầu thu.
Đầu dò của thiết bị vốn là một tinh thể áp điện, khi phát nó sẽ được kích hoạt bởi xung điện rất ngắn có biên độ khoảng 400Vpp, độ rộng vừa đủ để tạo ra chỉ một chu kỳ sóng siêu âm (vài μs). Sóng siêu âm này sẽ truyền vào chi tiết kiểm tra, đập vào mặt đáy và phản xạ trở lại. Một phần năng lượng sóng phản xạ sẽ đi vào đầu dò, trong khi phần lớn năng lượng sóng vẫn tiếp tục phản xạ từ mặt phân giới bên này. Như vậy năng lượng sóng sẽ tiếp tục phản xạ qua lại giữa hai mặt phân giới cho đến khi triệt tiêu hoàn toàn. Do tính chất áp điện, đầu dò sẽ chuyển sóng âm phản xạ thu được thành tín hiệu điện.
Chiều ngày 25/4/2023, XN Địa vật lý giếng khoan (XN ĐVLGK) đã tổ chức thành công Hội nghị tổng kết hoạt động sáng kiến sáng chế (SKSC) và khoa học công nghệ (KHCN) năm 2022.
Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid – 19 nên Hội nghị tổng kết phong trào sáng kiến sáng chế năm 2020 đã không tổ chức được như kế hoạch dự kiến, chiều ngày 30 tháng 11 năm 2021, nhằm đánh giá, tổng kết và tuyên dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào sáng kiến sáng chế năm 2020, đồng thời đưa ra các giải pháp để khích lệ phong trào SKSC phát triển rộng rãi trong phạm vi toàn Xí nghiệp Địa vật lý giếng khoan, XN Địa vật lý giếng khoan đã tiến hành tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào sáng kiến sáng chế năm 2020 bằng cả 2 hình thức trực tiếp tại Hội trường và trực tuyến qua phần mềm Zoom.