• Xưởng sửa chữa máy địa vật lý

    Xưởng có nhiệm vụ chính là bảo dưỡng, sửa chữa và hiệu chỉnh các máy móc thiết bị điện tử phục vụ cho các đơn vị trong Xí nghiệp địa vật lý giếng khoan. Ngoài ra xưởng còn nghiên cứu đưa vào ứng dụng và phát triển công nghệ tin học trong công tác địa vật lý

  • Trung tâm Phân tích và Xử lý số liệu

    Có nhiệm vụ đánh giá chất lượng tài liệu do Xí nghiệp Địa vật lý thực hiện.

  • Đội công nghệ cao

    Khảo sát địa vật lý tổng hợp trong giếng đang khoan. Đo địa vật lý tổng hợp, bắn mìn.

  • Đội Kiểm tra công nghệ khai thác

    Có nhiệm vụ là đo khảo sát và kiểm tra công nghệ khai thác trong các giếng khai thác và bơm ép.

  • Đội Carota khí

    Đội Carôta khí có nhiệm vụ chính là khảo sát carota khí, cung cấp kịp thời các số liệu để xác minh trữ lượng, tình trạng các giếng khoan.

  • Đội thử vỉa

    Đội có nhiệm vụ thử vỉa ở các giếng khoan nhằm định hướng cho công tác khoan, xác định tình trạng và đo vỉa, cung cấp thông tin để xác định trữ lượng công nghiệp của giếng

L&TD

LOGGING & TESTING DIVISION

Bể trầm tích Malay - Thổ Chu

1. Vị trí địa lý

Bể Malay-Thổ Chu nằm ở vịnh Thái Lan, phía Đông là vùng biển Tây Nam Việt Nam, phía Đông Bắc là vùng biển Campuchia, phía Tây Bắc và Tây là vùng biển Thái Lan và phía Tây Nam là vùng biển Malaysia. Về cấu trúc, bể có dạng kéo dài theo hướng Tây Bắc-đông nam, tiếp giáp với bể Pattani phía Tây bắc, bể Penyu phía Nam và bể Tây Natuna phía Đông Nam, còn phía Đông là đới nâng Khorat-Natuna. Chiều dày tầng trầm tích của bể có thể đạt tới 14km. Thềm lục địa Tây Nam Việt Nam là vùng rìa Đông Bắc của bể Malay-Thổ Chu, kéo dài theo hướng TB-ĐN với diện tích khoảng 100.000 km2, chiếm xấp xỉ 31% tổng diện tích vùng biển chung, bao gồm các lô từ 37 đến 46 và các lô 48/95, 50, 51, B, 52/97. Đáy biển hiện tại của vùng thềm lục địa Tây Nam không vượt quá 5070m nước.

 

2. Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí

Ngay từ thập kỷ 60 các công ty dầu khí quốc tế lớn như Total, Mobil, Esso, Unocal... đã quan tâm đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí ở vùng vịnh Thái Lan song các hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò dầu khí ở khu vực này triển khai muộn hơn so với các vùng xung quanh. Cho đến nay các nhà thầu đã khảo sát 27.309 km địa chấn 2D và 3543 km2 địa chấn 3D. Năm 1997, công ty Unocal đã khoan thăm dò 02 giếng và phát hiện khí công nghiệp tại lô B và lô 48/95 hiện đang chuyển sang giai đoạn thẩm lượng cho lô này. Năm 2000 Unocal đã khoan thăm dò phát hiện khí ở cấu tạo Ác Quỷ, Cá Voi và năm 2004 phát hiện khí ở cấu tạo Vàng Đen ở lô 52/97.

3. Cấu trúc địa chất

Thềm lục địa Tây Nam là nơi gặp nhau của trũng Pattani có hướng cấu trúc Bắc - nam và bể Malay-Thổ Chu có hướng TB-ĐN, vì thế đặc điểm cấu trúc địa chất và tiềm năng dầu khí ở đây bị chi phối và khống chế bởi sự hình thành và phát triển của các bể trên. Rìa Đông Bắc bể Malay - Thổ Chu có thể được chia thành các đơn vị cấu trúc sau: - Đơn nghiêng bình ổn Tây Bắc: bao gồm diện tích các lô A, phần phía Đông lô 50. Đơn nghiêng bình ổn được giới hạn bởi hàng loạt các đứt gãy thuận theo dạng bậc thang có hướng BTB-NĐN. Ở đây các nếp uốn được hình thành do các hoạt động xoắn liên quan đến chuyển động bề mặt đứt gãy căng giãn chính. - Đơn nghiêng phân dị Đông Bắc: là dải kéo dài từ lô 51 đến lô 46, giáp với vùng chồng lấn giữa Việt nam - Thái Lan - Malaysia và Việt Nam - Malaysia; ở đây đơn nghiêng phân dị Đông Bắc được thay thế bởi các địa hào và đơn nghiêng cách biệt. Các đứt gãy hướng TB-ĐN có liên quan đến pha tách giãn chính Oligocen trong khi đó các đứt gãy hướng Đ-T có liên quan tới các hoạt động yếu dần của móng trong thời kỳ nén ép vào cuối Creta muộn. - Đới phân dị địa hào - địa lũy BTB-NĐN: địa lũy hướng BTB-NĐN được kẹp giữa hai địa hào với chiều dày trầm tích Kainozoi đạt từ 6 - 7km. Phần phía Tây, khối nâng móng tiếp giáp với địa hào phía Tây. Khối nâng này được hình thành do quá trình bóc mòn, phân dị các thành tạo trước Đệ Tam có góc cắm lớn. Bể Malay-Thổ Chu tiếp tục phát triển về phía Tây do móng sụt bậc theo hướng này.

4. Tiềm năng dầu khí của bể

Tiềm năng dầu khí ở thềm lục địa Tây Nam đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu đánh giá, nhất là từ những năm 1990, con số dự báo dao động trong khoảng 200 - 500 triệu tấn dầu quy đổi. Theo các số liệu đánh giá tiềm năng của đề án VITRA cũng như các số liệu cập nhật gần đây, con số trữ lượng đã phát hiện và tiềm năng thu hồi dầu khí của vùng thềm lục địa Tây nam vào khoảng 380 triệu tấn quy dầu.

Theo http://pvep.com.vn

Quản lý online

Liên kết nội bộ

Giá dầu