• Xưởng sửa chữa máy địa vật lý

    Xưởng có nhiệm vụ chính là bảo dưỡng, sửa chữa và hiệu chỉnh các máy móc thiết bị điện tử phục vụ cho các đơn vị trong Xí nghiệp địa vật lý giếng khoan. Ngoài ra xưởng còn nghiên cứu đưa vào ứng dụng và phát triển công nghệ tin học trong công tác địa vật lý

  • Trung tâm Phân tích và Xử lý số liệu

    Có nhiệm vụ đánh giá chất lượng tài liệu do Xí nghiệp Địa vật lý thực hiện.

  • Đội công nghệ cao

    Khảo sát địa vật lý tổng hợp trong giếng đang khoan. Đo địa vật lý tổng hợp, bắn mìn.

  • Đội Kiểm tra công nghệ khai thác

    Có nhiệm vụ là đo khảo sát và kiểm tra công nghệ khai thác trong các giếng khai thác và bơm ép.

  • Đội Carota khí

    Đội Carôta khí có nhiệm vụ chính là khảo sát carota khí, cung cấp kịp thời các số liệu để xác minh trữ lượng, tình trạng các giếng khoan.

  • Đội thử vỉa

    Đội có nhiệm vụ thử vỉa ở các giếng khoan nhằm định hướng cho công tác khoan, xác định tình trạng và đo vỉa, cung cấp thông tin để xác định trữ lượng công nghiệp của giếng

L&TD

LOGGING & TESTING DIVISION

Nghiên cứu bể trầm tích, môi trường trầm tích cổ - Dựa trên tài liệu địa chất, địa chấn, địa vật lý giếng khoan

Tóm Tắt: Nhiệm vụ nghiên cứu bể trầm tích,  môi trường trầm tích cổ là công việc hết sức khó khăn vì đối tượng nghiên cứu có diện rộng, độ sâu lớn mà các tài liệu, dữ liệu thu nhận được từ các giếng khoan theo tuyến và điểm theo các kế hoạch sản xuất. Dựa trên việc liên kết tổng hợp giữa tài liệu địa chất, địa chấn, địa vật lý giếng khoan (Dữ liệu giếng khoan) chúng ta có thể nghiên cứu bể trầm tích, môi trường trầm tích cổ hiệu quả hơn.  

Abstract: The studying target of the palaesedimentary basin, sedimentary environment is a very difficul job since the object for study is on the large area, with high depth but the data collected from drilling wells is under routes and points of production plan. Basing on the correlation among the geological data, seismic data and mudlogging, wire line logging data (Well data). We could study the palaesedimentary basin and sedimentary environment more effectively.                                                 

                                                                                             Giới thiệu

Mục đích nghiên cứu bể trầm tích, môi trường trầm tích là:

- Xác định vị trí vùng cung cấp vật liệu trầm tích. Môi trường vận chuyển: suy ra từ việc nghiên cứu tướng biển, cho ta biết tướng sóng cổ, hướng gió, hoạt động của băng hà cổ.

- Từ nghiên cứu bể trầm tích ta phải xác định được: Đường bờ, địa hình đáy, chiều sâu của bể trầm tích cổ. Xác định đặc tính lục địa cổ: Đặc điểm địa hình cổ, thành phần đá gốc, mạng sông cổ V.v (Từ di tích trầm tích lục địa cho ta biết đặc điểm của lục địa cổ).

- Nghiên cứu cổ khí hậu là hết sức khó khăn nhất là đối với tướng biển: Độ sâu càng lớn thì ảnh hưởng của khí hậu càng nhỏ, tuy vậy việc kết hợp giữa tài liệu địa chấn giếng khoan và tài liệu địa chất, địa vật lý ta có thể xây dựng được hoàn cảnh cổ khí hậu của vùng nghiên cứu.

I) Xác định môi trường trầm tích cổ Trong thực tế ngày nay, việc xác định môi trường trầm tích cổ chủ yếu dựa trên tài liệu địa chất , địa vật lý giếng khoan, Well data (Dữ liệu giếng khoan), địa chấn.

I.1) Xác định vị trí vùng cung cấp vật liệu trầm tích. Từ các mẫu vụn thu nhận được trong quá trình khoan: là dữ liệu để xây dựng tài liệu Materlog - Phương pháp Mudlogging (Mudlogging Unit - Geoservices): Trong tài liệu này các tính chất thạch học của mẫu vụn được thể hiện trong mục Description và mục Cutting - Xây dựng cột địa tầng theo quá trình khoan (Mặt cắt giếng khoan):Xem H 1

· Xác định vùng cung cấp vật liệu trầm tích dựa trên tài liệu Materlog kết hợp với nghiên cứu chi tiết, dưới kính (Mudlogging Unit - Geoservices)) cho ra những kết quả sau:

- Dấu hiệu đầu tiên xác định vùng cung cấp vật liệu trầm tích ( CCVL) là: Có sự gián đoạn trầm tích (Khuyết địa tầng - Có sự gián đoạn của các trầm tích vụn thô: Xem hình 2). Độ hạt càng thô, độ chọn lọc càng kém khi vào càng gần vùng CCVL. Sự có mặt của cuội kết và cát kết dùng làm chuẩn khi nghiên cứu riêng lẻ cho từng loại (Mudlogging Unit - Geoservices): Khi sử dụng cát kết, chú ý trong thành phần mảnh vụn của cát kết với sự có mặt của các hạt fenspat ( Plagiocla axit, bazo) và các hạt khoáng vật màu (Olivin, piroxen, amfibol), mảnh đá vôi, mảnh đá trầm tích - phun trào. hàm lượng những mảnh vụn này tăng dần và thành phần càng tươi khi tiến dần đến vùng CCVL (Xem H 3). Khoáng vật nặng tăng dần khi đến gần CCVL. Nhưng luôn phải chú ý là phải phân huỷ ra từ đá gốc, không sử dụng các khoáng vật nặng thành tạo trong quá trình Diagenesis.

Lưu ý : Nếu đá gốc là đá kết tin h thì khoảng cách vận chuyển trầm tích có ảnh hưởng đến độ tròn, nhưng nếu đá gốc là đá trầm tích thì ngay cạnh vùng CCVL các hạt vẫn tròn. Độ tròn còn có một số yếu tố khác tác động vào nên khi nghiên cứu, ta phải nghiên cứu một loại hạt nào đó và nghiên cứu bổ sung thêm độ hạt và độ chọn lọc.   

I.1.1) Xác định C CVL tại các vùng nghiên cứu có mặt phổ biến các đá khác nhau

I.1.1.1) Nếu vùng nghiên cứu chủ yêú là trầm tích hạt vụn: Càng gần CCVL hàm lượng hạt vụn càng tăng, có sự chuyển tiếp giữa bột kết và sét kết và cát kết (Các hạt bột, cát là sét kết được xi măng gắn lại).

I.1.1.1) Nếu vùng nghiên cứu chủ yêú là trầm tích hạt vụn: Càng gần CCVL hàm lượng hạt vụn càng tăng, có sự chuyển tiếp giữa bột kết và sét kết và cát kết (Các hạt bột, cát là sét kết được xi măng gắn lại).

- Nhiệm vụ của ta là phải xác định giá trị trung bình của đặc tính hạt (Độ tròn, độ hạt, chọn lọc). Theo phương pháp mud logging (Mudlogging Unit - Geoservices) ta có thể đếm và xác định các hạt vụn (Cutting) dưới kính, dùng trắc vi thị kính để xác định độ hạt và hàm lượng từng cấp hạt rồi tính từng giá trị trung bình đặc tính của hạt (Md: Xem H4). Việc tính toán xác định Md ta còn có thể cung cấp dữ liệu, biểu đồ cho việc tính toán khả năng chứa của vỉa: Từ độ hạt ta có thể xây dựng biểu đồ độ thấm và hàm lượng xi măng với độ thấm, rỗng (H5,6). Trong vùng này thành phần sét cũng thay đổi khi từ biển vào lục địa: Thành phần caolinit tăng lên đặc trưng cho CCVL có vỏ á nhiệt đới, á nhiệt đới có độ ẩm cao (Xem hình 3). Nếu thành phần bomit và diaspo tăng lên đặc trưng cho CCVL có vỏ phong hoá nhiệt đới , c ó  độ ẩm  rất c ao, phong hoá hoá học  phát triển mạnh nhất sẽ thay thế bằng Laterit (H 7) 

I.1.1.2) Vùng nghiên cứu chủ yếu là  đá carbonat: Để nghiên cứu vùng chủ yếu là đá carbonat, trong thực tế sử dụng tổ hợp các phương pháp Mudlogging (Mudlogging Unit - Geoservices) gồm có: 

   - Phương pháp thí nghiệm hoá lý mẫu vụn tại hiện trường 

                               
  • Thí nghiệm với axit
  • Phương pháp nhuộm  
  • Phương pháp khắc axit 
  • Phương pháp Caximetri
  • DCO 2000: Đo hàm lượng CO2
  • Phương pháp phân tích phát quang
  • Phương pháp phân tích tài liệu Materlog và D - exp
  • Phương pháp phân tích địa chất mẫu vụn, mẫu lỗi

     Kết quả nghiên cứu được so sánh liên kết với tài liệu Carota điện và địa chấn, sẽ cho những kết luận: - Khi đi càng gần vào CCVL thì gặp  các xen kẹp và thấu kính các đá hạt vụn hoặc sét.

    - Thành phần không tan tăng dần trong đá khi đến gần CCVL.

    - Nếu đá gốc là đá carbonat thì càng gần CCVL là sự có mặt và tăng dần của đá đolomit vụn.

    - Sự xuất hiện của kết hạch silit chuyển dần thành điểm nhọn của vát địa tầng, chiều dày tầng càng tăng càng gần CCVL (Xem hình 8: Tài liệu địa chấn của thành hệ carbonat).

    - Trong điều kiện khí hậu khô nóng thường thành tạo đolomit ven bờ. Quan sát trên mặt cắt: Đolomit thay thế dần carbonat khi càng tiến dần đến CC VL.

    - Khi hàm lượng đá vôi trứng cá, đá vôi chứa tảo, đá vôi có số lượng và kích thước tăng lên của vụn sinh vật là dấu hiệu gần CCVL.

    • Có thể sử dụng tài liệu phân tích hoá-lý để xác định tỷ lệ Ca/Mg, dựa vào giá trị này để xác định khoảng cách xa bờ của trầm tích cabonat (Xem 9)

    Dựa trên tài liệu phân tích chi tiết cho ta biết cacbonat thuộc thành hệ biển hay lục địa: Aragonite biển chứa 0.1 - 1% Sr; canxit biển 0.01% Sr còn canxit nước ngọt không quá 0.001% Sr. Đá vôi tảo, đá vôi trứng cá đặc trưng cho vùng nước nông gần bờ. Đá vôi đảo san hô ở vùng nước sâu xa bờ.

      I.1.1.3) Vùng nghiên cứu chủ yếu là than: Hàm lượng than fuzen tăng dần về phía vùng CCVL (Vùng CCVL của than là các đầm lầy). Trong thực tế, sử dụng phương pháp thí nghiệm hoá lý (Mudlogging Unit -Geoservices):

    + Thử axit (HNO3 - Mudlogging Unit)

    + Phát quang trực tiếp, gián tiếp (Direct, Cut Fluorescence - Mudlogging Unit )

    + Phân tích tam giác khí (Mudlogging Unit) có thể xác định:

    - Than nâu: Là vật liệu trầm tích, trải qua giai đoạn đầu của quá trình thành đá

    - Than đen: Than đã qua giai đoạn thành đá, đang ở giai đoạn biến chất sớm.

    - Lưu ý: Các hạt vụn trong than được quyết định bởi địa hình lục địa cổ. Còn trong phạm vi một tầng than (Chiều ngang): Số lượng các hạt vụn tăng lên khi chuyển dần từ đầm lầy nước sâu sang đầm lầy khô cạn có mùa.

    I.2) Xác định địa hình lục địa cổ Là yếu tố cảnh quan quan trọng của cổ địa lý. Hình thái địa hình của trái đất được quyết định bởi sự phân bố lục địa và biển. Nói chung việc nghiên cứu địa hình lục địa cổ gặp rất nhiều khó khăn.

    Nhiều khi bề mặt lực địa cổ bị trầm tích trẻ phủ lên theo tính khu vực rất rộng lớn nhưng tài liệu của ta thu nhận lại theo tuyến, mạng lưới giếng khoan và điểm (Lấy mẫu lõi, mẫu vụn - Mudlogging Unit - Geoservices, đo địa vật lý trong lát cắt giếng khoan).

    Yếu tố kiến tạo tác động vào địa hình cổ làm sai lạc những thông tin của ta. Ngay bản thân địa hình cũng có rất nhiều phức tạp vừa bị bóc mòn vừa bị vùi lấp tại bất cứ thời điểm nào. ở địa hình cổ bị vùi lấp thì các thế nằm và tướng đá của các trầm tích phía trên phản ánh phần nào những tích tụ trầm tích cồ ngay trên bề mặt (Hình 10: Tài liệu địa chấn giếng khoan phản ánh sự tương ứng bề mặt các tầng).Biểu hiện của vùi lấp trầm tích cổ là ở lục địa phần cao bị bóc mòn, phần thấp có tích tụ. ở trầm tích biển các dòng biển cổ sẽ khoét thành hố sâu và mang đi các vật liệu trầm tích. Trên lục địa có trầm tích hồ và sườn tích phần đáy có địa tầng thường có các lớp nghiêng, mặt nghiêng (Rất dễ lẫn với phân lớp xiên), được coi là địa hình cổ.

     Lưu ý : Địa hình cổ rất khó xác định bằng mặt cắt hay bản đồ địa chất mà phải xác định bằng số liệu giếng khoan và liên kết tài liệu các giếng khoan.

  • Việc lập lại địa hình c ổ vùng CCVL hoàn toàn dựa trên đặc điểm trầm tích ở các bể trầm tích như vậy cáng xa vùng CCVL th ì độ tin cậy càng giảm. Như vậy phải xem xét thêm tài liệu dữ liệu tướng lục địa để bổ sung liên kết, trường hợp không có ta phải dùng tài liệu, dữ liệ u tướng trầm tích vụng biển và biển nông cùng tuổi đ ể tham khảo, còn trầm tích biển sâu thì không thể sử dụng. Từ thành phần khoáng vật và độ hạt ta có thể xác định được địa hình vùng CCVL cổ (Ví dụ sự có mặt của cuội kết nói lên địa hình CCVL cổ có sự phân cắt mạnh).Xác định được độ cao của vùng CCVL cổ là một việc rất quan trọng. Nếu ta có nhiều tài liệu nghiên cứu về sông cổ ta có thể so sánh xem xét với sông hiện đại ( ở sông ngày nay, vùng đồng bằng có độ nghiêng từ 0,004 - 0,00004 thâm chí 0,000001 (1mm/1km). Vùng núi thấp và trung du từ 0,001 - 0,01 còn vùng núi cao từ 0,08 - 0,1. Dựa trên các tỷ lệ này so sánh liên kết với các tàI liệu sông cổ mà ta thu nhận được ta có thể suy ra độ cao của địa hình cổ. Tất nhiên việc này rất khó khăn khi độ nghiêng nhiều khi thay đổi rất đột ngột và có những dòng bùn di chuyển khi ta xem xét so sánh dưới khía cạnh mắt nón phóng vật (Xem hình 11, 11A) sẽ cho ta những thông tin sai lạc.
  • Việc xác định địa hình vùng CCVL cổ còn phải xét đến hoàn cảnh cổ khí hậu nữa. Khi có vỏ phong hoá caonilit hay laterit là vùng cổ khí hậu là đồng bằng, nửa đồng bằng nhiệt đới, độ ẩm cao (H12). Địa hình CCVL cổ tương đối bằng phẳng sẽ phát triển phong hoá hoá học mạnh và tạo ra các tướng đá vôi biển kết hạch silit. Địa hình CC VL cổ là đồng bằng thì sẽ phát triển các trầm tích vụng biển có ít muối và ít vật liệu vụn. Tất cả các dữ liệu trên khi xác định địa hình CCVL cổ còn phải liên kết so sánh với tài liệu mạng sông cổ, cổ sinh nữa.

     III) Xác định thành phần đá gốc vùng cung cấp vật liệu trầm tích cổ. Để xác định đá gốc vùng CCVL cổ chủ yếu dựa trên tài liệu thành phần đá vụn và đặc biệt là các khoáng vật nặng. Nếu vùng nghiên cứu phổ biến cuội kết thì từ thành phần cuội kết có thể suy đoán trực tiếp ra đá gốc. Nếu vùng nghiên cứu phân bố chủ yếu là cát kết thì chú ý đến thành phần mảnh vụn đá và khoáng vật nặng - Mỗi tổ hợp khoáng vật nặng phản ánh một loại đá gốc nhất định.

    IV ) Phương pháp xác định dòng sông cổ

    Là công việc quan trọng trong nghiên cứu cổ địa lý. Những đặc điểm, tính chất của các dòng sông hiện đại cũng phù hợp và tương ứng với các dòng sông cổ. Do các dòng sông cổ cũng rất nhiều chi lưu và thay đổi tốc dộ dòng chảy đột ngột tạo ra rất nhiều nón phóng vật cổ và việc xác định vị trí rất khó khăn, phức tạp nên ngày nay hầu như chỉ lập bản đồ hướng dòng sông chảy cổ.

    Trong công cuộc tìm kiếm thăm dò dầu khí và Uran hướng dòng sông chảy cổ có thể nhận biết khi ta liên kết các tài liệu giếng khoan và tài liệu địa chấn 3D. (Hình 13, 14). Trong trường hợp địa hình cổ đã bị bóc mòn thì việc xác định mạng và hướng dòng sông cổ rất khó khăn vì nó phá huỷ các dấu tích nhận dạng tuy nhiên ta vẫn có thể xác định nhờ các dấu hiệu sau: Tìm thấy trầm tích tam giác châu (H 15: Phân lớp xiên chéo - Trầm tích tam giác châu), nón phóng vật (Là dấu hiệu khẳng định vùng CCVL cổ có sông), phân lớp xiên dạng rẻ quạt (Xem hình 16), có trầm tích vụng biển ngọt dần, hoặc các trầm tích hồ trong các mặt cắt tướng lục địa, ngoài ra có thể dựa vào nghiên cứu liên hệ với các mạng sông hiện đại hay xác định các khoáng vật vụn tướng sông. Dựa vào hình dáng của các hạt cuội kết cơ sở: Hạt cuội nghiêng về phía Nam còn phía Bắc được xen kẽ bằng cát kết và sét kết xen kẽ cuối cùng bị trầm tích biển thay thế hoàn toàn thì loại cuội này là tướng tam giác châu, tướng sông (Xem H17). Trầm tích tam giác châu thường là các tầng màu đỏ kẹp trong các tầng trầm tích biển hoặc sét cát xen kẽ trong các tầng Carbonat. Sự dịch chuyển của lòng sông cổ tạo ra các phân lớp hình rẻ quạt (H 16 - Là tiêu chuẩn khẳng định, xác định dòng sông cổ). Mức độ ngọt của vụng biển phụ thuộc vào lưu lượng sông và độ sâu của nước biển: Hiện tượng các vụng biển ngọt dần làm tiêu diệt các sinh vật nước mặn, thay vào đó là các sinh vật biển.

    Lưu ý : - Phương của sông thường trùng với phương của các cấu tạo, kiến tạo. Mạng lưới thuỷ văn hiện đại thường trùng với mạng lưới sông cổ: Nếu vị trí vùng CCVL cổ và bể trầm tích tồn tại trong thời gian dài thì sự tương ứng này có thể đem ra so sánh cho độ tin tưởng cao. Ngay cả trong trường hợp vỏ trái đất có sự nâng hạ nhiều lần thì độ tương ứng cũng tương đối khả dĩ. Việc liên kết tài liệu địa chất, địa vật lý, địa chấn và nhiều dạng tài liệu khác như cổ sinh, phân tích tướng, cổ địa hình, cổ thuỷ văn V.v, chúng ta có thể xây dựng được hình thái, vị trí của dòng sông cổ bị vùi lấp và bị các chuyển động tác động vào (Xem hình 18). Mỗi tỉnh thạch học tương ứng một dòng sông.

    V) Nghiên cứu bể trầm tích

    - Nhiệm vụ chính của nghiên cứu bể trầm tích là xác định đường bờ, sau đó là xác định tính chất của bể trầm tích như: Đặc điểm hoá lý, động lực của môi trường, địa hình đáy, độ sâu bể trầm tích, đặc điểm cổ khí hậu khi thành tạo trầm tích.  

    II.1 Xác định ranh giới bể trầm tích (Đường bờ)

    Trong nhịp biển tiến, đường bờ được xác định là phần thấp nhất của địa tầng biển tiến. Tuy nhiên sóng biển luôn bóc mòn xoá đi đường bờ làm ta rất khó xác định. Chỉ có những nhịp biển tiến đại quy mô thì đường bờ mới rõ ràng.

    II.1.1 Dựa trên tài liệu địa vật lý

    - Việc xác định đường bờ cổ phải dựa trên chủ yếu tài liệu: Địa chất, địa chấn, địa vật lý giếng khoan (Xem hình: H19, 20)

    - Lưu ý phải hiệu chỉnh dịch về hướng biển.

    - Ngoài ra xác định dựa trên việc liên kết giữa tài liệu địa chấn và tài liệu địa vật lý giếng khoan tìm ra điểm vát nhọn địa tầng (Vát nhọn Cacbonat biển nông là dấu hiệu chỉ báo đường bờ: Xem hình 19: Tài liệu wire line logging, H18: Tài liệu địa chấn)

    II.1.2 Dựa vào chuyển tiếp về tướng, địa tầng

    - Sự biến đổi không gian của tướng: ở vùng phân cắt mạnh

    - Không có trầm tích vụng biển và không có sự chuyển tiếp ngọt mặn của nước biển.

    - Nhìn chung trong việc xác định đường bờ: Có sự chuyển tiếp biển: Sâu - Nông ; Vùng lắng đọng trầm tích - cung cấp và vận chuyển trầm tích ; Tướng biển, hồ - Sông hoặc chân núi (Nếu dốc thì tướng biển nông có thể coi là là đường bờ)

    II.1.3 Dựa vào đặc điểm thạch học:

    - Thường là các hạt cuội kết độ chọn lọc tốt, sắp xếp định hướng (Trục dài song song với bờ biển

    - Trên sườn của đê biển thì có hướng cắm ngược lại).

    - Cát kết có độ chọn lọc rất cao, chặt xít không có xi măng cơ sở, giàu khoáng vật nặng.

    - Nếu địa hình phẳng thì cát bị thay dần bằng sét, bột do thuỷ triều nên đường bờ rất rộng (Thành một đới: Xem hình 21). Trầm tích hạt nhỏ thường có cấu tạo mặt lớp (vết nứt nẻ do khô), các loại vết hằn (Mecanoglif, bioglif), vết xô trượt đáy (Trầm tích biển nông, vụng biển cũng có dạng này) - Trong điều kiện khí hậu nóng và khô thì ngay bờ cũng có trầm tích đá vôi, đá vôi trứng cá.

    II.1.2 Dựa vào đặc điểm hoá đá :

    - Đá vôi dạng vỏ, vụn sinh vật bị sóng đánh vỡ vụn có dạng kéo dài như dạng dải ( Belemnited) theo phương bờ biển.

    - Kết luận chung cho việc xác định đường bờ: Chỉ chính xác khi biển tiến đại quy mô. Địa hình lục địa bằng phẳng thì đường bờ là cả một miền, đới (H 21)

    III) Xác định độ sâu và địa hình đáy bể trầm tích

    III.1 Xác định độ sâu đáy bể trầm tích: Sử dụng liên kết tài liệu địa chất, địa vật lý tổng hợp từ nhiều mặt: Độ hạt, hoá đá, địa tầng, địa hình cổ, tướng và sự biến đổi tướng. Sử dụng liên kết tài liệu địa chất, địa vật lý tổng hợp từ nhiều mặt: Độ hạt, hoá đá, địa tầng, địa hình cổ, tướng và sự biến đổi tướng

    - Độ hạt mịn đặc trưng cho trầm tích biển sâu (Ngoại trừ dòng nước chảy rối), theo tài liệu ở trầm tích hiện đại thì cát mịn có độ chọn tốt có độ sâu vài chục mét, cuội < 10m, đá vôi trứng cá < 10m, glauconit < 200m, caolinit từ 70 -100m, monmoriolit từ 100 - 500m.

    - Sinh vật là những chỉ thị tốt về độ sâu: Vùng nước nông - Có sinh vật bám đáy, kích thước hình thái thường lớn, vỏ dày, gờ trang điểm phát triển. xương cứng hơn, tảo lục và tảo lam tới 200m số lượng giảm.

    - Vùng nước sâu: Số lượng ít và xương mềm hơn thường ngược lại, tảo hồng phát triển (Tảo nâu là chuyển tiếp).

    - Bên cạnh đới ám tiêu (H 22), hay núi lửa là một trũng sâu đại dương (H 23)

    II.1) Xác định địa hình đáy bể trầm tích :

    - Sự biến đổi nhanh về tướng thể hiện đáy biển gồ ghề ( ám tiêu, núi lửa, biển tiến) và ngược lại khi có sự ổn định về tướng biểu hiện đáy biển bằng phẳng (Xem hình 24). Khi đáy biển có độ nghiêng lớn có hiện tượng xô trượt.

    - Bề dày trầm tích, sinh vật bám đáy, độ hạt trầm tích cũng phản ánh địa hình đáy biển. Sự vắng mặt của sinh vật bám đáy thể hiện môi trường khử

    - Khi nghèo hoặc không có sinh vật bám đáy chỉ báo là hố trũng đại dương bên cạnh núi lửa hoặc ám tiêu (H22, 23).

    - Nghiên cứu về tướng vẫn là phương pháp chủ đạo: Địa hình đáy biển phân cắt càng lớn thì tướng đá biến đổi mạnh, ranh giới càng rõ rệt: Thể hiện rõ nét trên tài liệu địa chấn - Có sự biến đổi giá trị trở kháng âm học (Xem hình 25).

    - Bổ sung thêm bản đồng độ dày trong việc suy đoán đặc điểm địa hình đáy bể trầm tích.

    II.3 Xác định tính chất hoá lý của môi trường trầm tích

    Tính chất hoá lý của môi trường trầm tích bao gồm: Độ PH, EH, độ muối, nhiệt độ môi trường lắng đọng trầm tích, trạng thái vật lý biển trong giai đoạn lắng đọng trầm tích. PH và EH của môi trường quyết định sự thành tạo khoáng vật tự sinh do vậy ta dùng khoáng vật tự sinh để chỉ báo độ Eh và Ph của môi trường ( Lưu ý: Phải xem khoáng vật thành tạo trong giai đoạn nào).

    - Xác định độ muối: Có ý nghĩa lớn trong nghiên cứu cổ địa lý - Thường sử dụng tài liệu địa vật lý (Carota khí và điện: Mud logging và Wire line logging), tài liệu cổ sinh, trầm tích.

    - Độ muối thấp hay bình thường thì đá vôi thành tạo.

    - Độ muối cao: Anhydrit, thạch cao - Đôlomit (Chứa xelestin, barit, fluorit) - Muối ăn, muối Kali.

    - Nghiên cứu độ muối bằng tài liệu Địa vật lý: Trong tài liệu Wire line logging, độ mặn phần nào thể hiện trên tài liệu: LLD, MSFE, LLS, còn trên tài liệu Mudlogging: Thể hiện khá rõ trên đường R out (Điện trở dung dịch đầu ra). Trong Mudlogging còn có phương pháp đo độ trao đổi Cation của sét (Chuẩn độ xanh mety len: dựa trên cơ sở sét sẽ hấp thụ Ion dương), những hàm lượng khác nhau của Ion dương mà sét hấp thụ còn đặc trưng cho các tướng đá khác nhau.

    - Độ muối càng tăng thì sinh vật sống càng nghèo nàn và có khi chỉ thành tạo loại đá hỗn hợp là đá vôi sinh vật và đôlômit.

    - Xác định nhiệt độ môi trường trầm tích cổ trên cơ sở tài liệu thành phần đồng vị của oxy trong đá cacbonat: Trong tự nhiên oxy có ba loại đồng vị có khả năng tồn tại trong nước và không khí. Loại đồng vị O18 và O19 thường có trong quá trình kết tinh từ dung dịch.

    - Nhiệt độ khác nhau khi thành tạo sẽ cho các kết tủa carbonat với thành phần đồng vị oxy khác nhau (Nước biển chứa O18 khoảng trên dưới 1 %0 ). Do có sự thay đổi thành phần đồng vị Oxy trong khoáng vật, xác định được nhiệt độ thành tạo Để xác định giá trị thành phần đồng vị, sử dụng mẫu chuẩn. Đó là thành phần đồng vị Oxy trong canxit sạch của một số đá hoa, với các mẫu chuẩn này dO18 = 0. Nhiệt độ môi trường lắng đọng trầm tích, được xác định dựa trên việc nghiên cứu, phân tích đồng vị phóng xạ oxy xác định hệ số dO18 và dO19 kết hợp với cổ sinh có vỏ là thành phần carbonat hoặc lắng đọng vào cùng với trầm tích cabonat (Brachipotda, Peresipotda), vỏ carbonat của các sinh vật cổ sẽ thay cho carbonat sạch để tính hệ số thực nghiệm dO18 = 0 khi so sánh ta sẽ có số liệu về nhiệt độ môi trường thành tạo (Bảng H 26). Dựa trên việc phân tích đồng vị phóng xạ C12/C13 trong đá cacbonat cho chúng ta xác định được đá vôi có nguồn gốc vô cơ và hữu cơ, qua đó xác định được trạng thái vật lý của môi trường lắng đọng trầm tích cổ: Cường độ sóng, độ sâu của ánh nắng mặt trời chiếu, đặc tính dòng biển V.v. Hình 27 Thể sự thay đổi của dO18 và dC13 có môi trường thành tạo có tính chất hoá lý khác nhau: Đá vôi biển, lục địa, mạch canxit và đá vôi bị biến chất.

                                                                                               Tài liệu tham khảo

    [1] Các tài liệu đo địa vật lý giếng khoan 69, 924, 450, 818, 702, 711, 706, 75, 76, 702, 306, 308, 304, 1116, 14Dx, 15Dx và một số giếng khoan khác trên mỏ Bạch Hổ & Rồng. Vietsopetro

    [2] The mud Logging File tranning #11 Geoservices Company. Paris. Dịch và biên soạn lại Nguyễn Hồng Nam và tập thể đội Carota khí

    [3] Quy trình xử lý mẫu. Nguyễn Công Khắc, Nguyễn Duy Quế, Đỗ Quang Tiến. Tài liệu lưu trữ nội bộ xí nghiệp Địa vật lý.

    [4] Phạm Huy Tiến, Trịnh ích: Thạch học đá trầm tích. Nhà xuất bản đại học và trung học chuyên nghiệp. Hà Nội 1985

    [5] Nguyễn Tuấn Anh. Bàn luận và giải thích các hiện tượng sự kiện địa tầng, địa chất phức tạp xảy ra ngoài thực địa, dựa trên tài liệu địa chất, địa vật lý. Hội nghị khoa học viện dầu khí 25/5/2003.

    [6] Nguyễn Tuấn Anh: Giếng khoan BH 1116, những vấn đề trao đổi trong công tác địa chất, địa vật lý và công nghệ khoan dầu khí.

                                                                                             NTA - XN Địa vật lý Vietsovpetro

    Quản lý online

    Liên kết nội bộ

    Giá dầu