• Xưởng sửa chữa máy địa vật lý

    Xưởng có nhiệm vụ chính là bảo dưỡng, sửa chữa và hiệu chỉnh các máy móc thiết bị điện tử phục vụ cho các đơn vị trong Xí nghiệp địa vật lý giếng khoan. Ngoài ra xưởng còn nghiên cứu đưa vào ứng dụng và phát triển công nghệ tin học trong công tác địa vật lý

  • Trung tâm Phân tích và Xử lý số liệu

    Có nhiệm vụ đánh giá chất lượng tài liệu do Xí nghiệp Địa vật lý thực hiện.

  • Đội công nghệ cao

    Khảo sát địa vật lý tổng hợp trong giếng đang khoan. Đo địa vật lý tổng hợp, bắn mìn.

  • Đội Kiểm tra công nghệ khai thác

    Có nhiệm vụ là đo khảo sát và kiểm tra công nghệ khai thác trong các giếng khai thác và bơm ép.

  • Đội Carota khí

    Đội Carôta khí có nhiệm vụ chính là khảo sát carota khí, cung cấp kịp thời các số liệu để xác minh trữ lượng, tình trạng các giếng khoan.

  • Đội thử vỉa

    Đội có nhiệm vụ thử vỉa ở các giếng khoan nhằm định hướng cho công tác khoan, xác định tình trạng và đo vỉa, cung cấp thông tin để xác định trữ lượng công nghiệp của giếng

L&TD

LOGGING & TESTING DIVISION

Khóa đào tạo ngắn hạn - Căn bản địa vật lý giếng khoan & ứng dụng trong tìm kiếm thăm dò dầu khí

Sáng ngày 10/08/2010 lớp học :

Căn bản địa vật lý giếng khoan & ứng dụng trong tìm kiếm thăm dò dầu khí đã được khai giảng, với sự kết hợp của Hội dầu khí Việt Nam, Trường Đại học Bách Khoa TPHCM và Xí nghiệp Địa vật lý giếng khoan.

Đến dự lễ khai giảng có :

Đ/c Ngô Thường San - Chủ tịch Hội Dầu Khí Việt Nam.

Đ/c Tạ Tương Hoan  - Phó giám đốc Xí nghiệp  Địa vật lý giếng khoan.

Cùng 26 học viên của lớp học đa số là các CBCNV trẻ của Xí nghiệp.

 Mục đích của khóa  đào tạo là truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm của các thầy, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Địa chất - Địa vật lý giếng khoan cho các CBCNV.

Khóa học bao gồm 6 môn học chính :

1. Các bể trầm tích Kainozoi ở Việt Nam và đặc trưng các bẫy dầu khí    -- Dr Nguyễn Trọng Tín viện dầu khí Việt Nam .

 Môn học giới thiệu các bể trầm tích ở Việt Nam bao gồm :

 -  Bể trầm tích Sông Hồng

 -  Bể trầm tích Phú Khánh

 -  Bể trầm tích Cửu Long

 -  Bể trầm tích Nam Côn Sơn

 -  Bể trầm tích Mã lay - Thổ chu

 -  Bể trầm tích  Tư chính - Vũng mây

 -  Nhóm  bể Hoàng Sa 

 -  Nhóm bể Trường Sa

Đối với mỗi bể trầm tích môn học giới thiệu về :

 -  Vị trí

 - Đặc điểm cấu kiến tạo

 - Đặc điểm địa tầng trầm tích

 - Hệ thống dầu khí

 - Tiềm năng và trữ lượng dầu khí.

2. Thử vỉa giếng khoan  - Dr. Trần Văn Xuân

Môn học giới thiệu về nội dung phương pháp thử vỉa, Cơ sở lý thuyết và minh giải thử vỉa. 

- Drill Stem Test (DST)

- Wireline Formation Test.

Qua đó học viên nắm được các kiến thức căn bản về thử vỉa ( Well Testing ) : là quá trình kiểm tra vỉa chứa, từ đó cung cấp các thông số, thuộc tính vật lý của thành hệ, xây dựng nên hình ảnh chi tiết hơn về vỉa chứa và cho phép khai thác hiệu quả hơn và có kinh tế hơn các trữ lượng dầu khí.

3.  Logging methods  - MSc. Nguyễn Xuân Khá - Đại học Bách khoa TPHCM.

               

Môn học giới thiệu về các phương pháp Logging.

- Wireline Logging.

- LWD : Logging While Drilling.

Với các kỹ thuật đo :

- Density

- Resistivity

- Gamma Ray

Môn học khá sinh động với các hình ảnh về Tools và tài liệu đo.

4. Ứng dụng địa vật lý giếng khoan trong đánh giá trữ lượng - MSc Mai Văn Bình.

Với kiến thức và kinh nghiệm của mình Mr. Mai Văn Bình đã trình bày rất hay đề tài ứng dụng Địa vật lý giếng khoan trong đánh giá trữ lượng.

Ngoài ra Mr. Bình còn cho học viên thực tập phần mềm Crystal Ball trong đánh giá trữ lượng dầu khí ngay tại lớp học giúp cho học viên có được cảm giác thực tế hơn trong công tác đánh giá trữ lượng dầu khí.

5. Ứng dụng địa vật lý giếng khoan trong phân tích tướng đá -- Mr. Trần Khắc Tân.

Mr. Tân giới thiệu về các Châu thổ ở Việt Nam  ( Châu thổ Sông Hồng, Châu thổ sông Cửu Long)  và các châu thổ đặc trưng trên thế giới ( Mississipi, Vonga, Nill, Amazone ). Đồng thời giới thiệu đặc điểm trầm tích sông và châu thổ.

- Quạt bồi tích

- Sông có dòng chảy đan xen

- Sông có dòng chảy uốn khúc

- Châu thổ.

- Ứng dụng địa vật lý giếng khoan trong phân tích tướng đá  .

6. Tài nguyên dầu khí Việt Nam -- Dr. Ngô Thường San - chủ tịch Hội Dầu Khí Việt Nam.

Môn học giới thiệu về Đặc điểm tầng chứa dầu khí trong các bể trầm tích ở Việt Nam

- Đá móng nứt nẻ trước đệ tam.

- Đá phun trào nứt nẻ Oligocen muộn - Miocen sớm.

- Các đá cát kết Eocen - Oligocen - Miocen và Pliocen sớm.

- Đá Carbonat Miocen.

Các dạng Play hydrocarbon và kiểu bẫy.

- Play dầu khí đá móng nứt nẻ trước đệ tam (play 1).

- Play dầu khí là cát kết Eocen - Oligocen ( play 2).

- Play dầu khí là cát kết Miocen - pliocen sớm ( play 3).

- Play dầu khí là đá carbonat Miocen (play 4).

- Play dầu khí là đá phun trào hang hốc nứt nẻ ( play 5).

Dr. San còn giới thiệu về trữ lợng và tiềm năng dầu khí Việt Nam với các biểu đồ gia tăng trữ lượng hàng năm.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Sau gần một tuần lễ từ ngày 10/08/2010 -- 15/08/2010 khóa học đã kết thúc thành công tốt đẹp. 

Đến dự buổi lễ bế mạc có :

Đ/c Ngô Thường San -- Chủ tịch Hội Dầu Khí Việt Nam

Đ/c Trần Văn Hồi -- Phó tổng giám đốc về địa chất - Vietsovpetro.

Đ/c Dương Văn Thắng -- Giám đốc Xí nghiệp Địa vật lý - Giếng khoan.

Đ/c Nguyễn Xuân Khá --  Giảng viên ĐH Bách Khoa TPHCM.

Cùng toàn thể học viên của lớp học.

Với nhiệt huyết, kiến thức và kinh nghiệm của các thầy,  học viên  đã nắm bắt được những kiến thức cơ bản, bổ ích và có tính ứng dụng cao trong thực tế,Qua đó đem những kiến thức vừa học được vào sản xuất.

 

 

 

 

Quản lý online

Liên kết nội bộ

Giá dầu