Chiều 14h ngày 26/12/2012 , tại hội trường KS Grand. Hội đồng khoa học công nghệ XN Địa vật lý GK đã tổ chức hội thảo “Đánh giá hiệu quả các phương pháp đo địa vật lý”. Tham dự hội thảo có các đồng chí PTGĐ Lê Việt Hải , Đ/c Nguyễn Văn Thiết, Nguyễn Văn Út Chánh địa chất và các chuyên gia của XN Khoan& SG, đại diện Bộ máy điều hành và Viện NIPI, ban lãnh đạo và các chuyên gia, kỹ sư của XN Địa vật lý GK. Hội thảo đã nghe 04 bài báo cáo về các chủ đề :
- Báo cáo nghiên cứu đặc trưng chứa của lát cắt cấu tạo Gấu trắng theo tài liệu carota :
Cấu tạo Gấu trắng được khoan thăm dò từ cuối năm 2010 nhằm tăng cường trữ lượng và sản lượng khai thác cho Vietsovpetro.Tới thời điểm 11/2012 tại cấu tạo này đã khoan hai giếng thăm dò (GT-1X và GT-2X), một giếng thẩm lượng (GT-5XP) và hai giếng khai thác (GT-1P & GT-4P).
Kết quả khảo sát và xử lý minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan đã xác định được một số tập cát có khả năng cho dòng dầu có sản lượng công nghiệp nằm trong hệ tầng Miocene dưới và Oligocene. Trong quá trình nghiên cứu, Trung tâm PT&XL Số liệu đã ghi nhận lại một số đặc điểm thấm-chứa của lát cắt mở ra từ bốn giếng khoan này.
Bài báo tập trung làm rõ tương quan điện trở suất ρn/ρzπ của các vỉa dầu và vỉa nước; Xác định độ khoáng hóa nước vỉa; Xác định độ bão hòa chất lưu và xem xét, so sánh kết quả XLMG với kết quả thử vỉa, từ đó làm cơ sở cho đánh giá tính chất thấm chứa của các giếng khoan tiếp theo của Gấu trắng.
- Báo cáo xây dựng synthetic seicmic liên kết với tài liệu địa chấn bề mặt :
Nội dung chính của đề tài bao gồm:
o Xây dựng được hàm quan hệ của Time-Depth có tính tổng quát
o Đưa ra các gợi ý để xác định hệ số c và hệ số HCTG, từ đó điều chỉnh synthetic cho phù hợp với seicmic
Bằng giải pháp đã đưa ra, có thể thực hiện liên kết tài liệu đo địa vật lý với tài liệu địa chấn, qua đó cho phép liên kết được tiến trình khoan hiện tại với tài liệu địa chấn. Đặc biệt, khi có tài liệu LWD thì sẽ dễ dàng liên kết trực tiếp ngay trong khi khoan. Ngoài ra, đây còn là công cụ giúp địa chất giàn liên kết tài liệu DVL giữa các giếng.
Việc liên kết bằng cách này không đảm bảo độ chính xác cho mọi sự kiện trên các tài liệu do việc hiệu chỉnh TT theo hàm liên tục. Chất lượng liên kết phụ thuộc và chất lượng đường cong DT và chất lượng của tài liệu địa chấn. Để có độ chính xác cao hơn cần phải thực hiện đo VSP Checkshot.
Là một công cụ để giúp cho các kỹ sư địa vật lý hiểu sâu hơn về tài liệu địa chấn, cũng như khả năng áp dụng VSP thông qua các bài toán cụ thể.
- Báo cáo Một số vấn đề cần lưu ý với tài liệu đo bằng tổ hợp PLT-MPLT truyền thống:
Với các điều kiện đo cụ thể, tài liệu PLT-MPLT có thể đồng thuận chỉ ra các khoảng cho dòng, hoặc là nhiệt độ không nhận ra trong khi các tài liệu khác lại chỉ rõ khoảng cho dòng, hoặc chỉ có tài liệu nhiệt độ chỉ ra được các khoảng cho dòng, hoặc chỉ có tài liệu CWH,DENS chỉ ra khoảng cho dòng. Việc tính mật độ giả thay cho việc đo mật độ thực cũng là khi được khi không. Thực tế cũng cho thấy, khi chuẩn bị giếng khoan chưa tốt thì tài liệu PLT-MPLT thu được sẽ có chất lượng thấp, hoặc tình trạng giếng trần có thể làm mất máy đo.
Qua đó thấy rằng, mỗi phương pháp trong tổ hợp đều thể hiện được các ưu điểm và lộ ra những điểm yếu trong những điều kiện đo cụ thể, vì thế chúng phải được sử dụng đồng thời để hỗ trợ cho nhau trong giải quyết nhiệm vụ khảo sát đặt ra.
- Báo cáo Tổ hợp máy đo Memory KARAT-A:
Tổ hợp đo Karat memory hiện tại là một công cụ không thể thiếu đo ĐVL trong những giếng khoan có điều kiện phức tạp hoặc không thể tiến hành đo ĐVL thông qua cáp (do rủi ro cao).
Kinh nghiệm sử dụng trong năm 2011-2012 cho thấy thiết bị hoạt động tốt. Tài liệu thu được có thể sử dụng để tính toán các tham số ĐVL.
Trong tình hình có nhiều giếng khoan được tiến hành khoan cùng thời điểm và có cấu trúc thân phức tạp thì cần phải tăng số lượng tổ hợp đo Karat memory.
Để nhận được đầy đủ và chính xác hơn thông tin về lát cắt, thì tổ hợp Karat memory cần phải có them các máy sau: máy đo độ lệch (NФМ-А), máy đo điện nhiều cực (5ИК-А) và máy đo neutron nhiều cực (АПРК-HHК).
Các đại biểu tham gia hội thảo đã có sự quan tâm sâu sắc đến các bài báo cáo và đã có nhiều ý kiến đóng góp để làm rõ hơn các nội dung được đề cập. Đồng chí PTGĐ Lê Việt Hải trong phát biểu của mình đã biểu dương hoạt động khoa học công nghệ của xí nghiệp, đánh giá cao hàm lượng nghiên cứu khoa học của các bài báo cáo và cho rằng các đề tài đã đi đúng hướng nhằm giải quyết các vấn đề đang được Vietsovpetro quan tâm hiện nay. Đồng chí cũng cho rằng các tác giả cần đầu tư hơn nữa để nghiên cứu hoàn thiện các đề tài này.
Một số hình ảnh của hội thảo:
Đ/c Nguyễn Hoàng Viễn giới thiệu đại biểu
Đ/c Giám đốc Dương Văn Thắng phát biểu khai mạc Hội thảo
Đ/c Nguyễn Thị Liên Thủy - Trưởng TTPT trình bày báo cáo nghiên cứu đặc trưng
chứa của lát cắt cấu tạo Gấu trắng theo tài liệu carota
Đ/c Phạm Anh Tuấn - Phòng ĐC&KTM BMĐH phát biểu thảo luận
Đ/c Lê Việt Hải - PTGĐ phát biểu hội nghị biểu dương công tác nghiên cứu
khoa học của xí nghiệp và chất lượng của các báo cáo
Đ/c Dương Thái Sơn - Đội trưởng CNC trình bày báo cáo xây dựng synthetic seicmic
liên kết với tài liệu địa chấn bề mặt
Đ/c Trần Trọng Lượng - Phó TTPT trình bày báo cáo một số vấn đề cần lưu ý với tài liệu
đo bằng tổ hợp PLT-MPLT truyền thống
Đ/c Погребняқ B.B trình bày báo cáo Tổ hợp máy đo Memory KARAT-A
Đ/c Riga P.S - Chánh kỹ sư phát biểu bế mạc Hội nghị
Bài và ảnh
XNĐVLGK