• Xưởng sửa chữa máy địa vật lý

    Xưởng có nhiệm vụ chính là bảo dưỡng, sửa chữa và hiệu chỉnh các máy móc thiết bị điện tử phục vụ cho các đơn vị trong Xí nghiệp địa vật lý giếng khoan. Ngoài ra xưởng còn nghiên cứu đưa vào ứng dụng và phát triển công nghệ tin học trong công tác địa vật lý

  • Trung tâm Phân tích và Xử lý số liệu

    Có nhiệm vụ đánh giá chất lượng tài liệu do Xí nghiệp Địa vật lý thực hiện.

  • Đội công nghệ cao

    Khảo sát địa vật lý tổng hợp trong giếng đang khoan. Đo địa vật lý tổng hợp, bắn mìn.

  • Đội Kiểm tra công nghệ khai thác

    Có nhiệm vụ là đo khảo sát và kiểm tra công nghệ khai thác trong các giếng khai thác và bơm ép.

  • Đội Carota khí

    Đội Carôta khí có nhiệm vụ chính là khảo sát carota khí, cung cấp kịp thời các số liệu để xác minh trữ lượng, tình trạng các giếng khoan.

  • Đội thử vỉa

    Đội có nhiệm vụ thử vỉa ở các giếng khoan nhằm định hướng cho công tác khoan, xác định tình trạng và đo vỉa, cung cấp thông tin để xác định trữ lượng công nghiệp của giếng

L&TD

LOGGING & TESTING DIVISION

Báo cáo công tác ATSKMT XN Địa vật lý GK năm 2012 và đề xuất công tác an toàn năm 2013

I. Tình hình an toàn Vietsovpetro trong những năm gần đây


Theo biểu đồ tai nạn có thể nhận thấy rằng:      

  • Tình hình tai nạn trong Vietsovpetro đã có xu hướng giảm từ năm 2007 đến năm 2009. Tuy nhiên từ năm 2010 đến 2012 số vụ tai nạn đã có chiều hướng tăng trở lại.     
  •  Trong những năm trước 2006 công tác quản lý an toàn chưa phân cấp cụ thể, còn nặng về hình thức và do TTAT là đầu mối quản lý toàn bộ, nhiều xí nghiệp trong Vietsovpetro không có phòng ban quản lý an toàn trực tiếp.

Trên các công trình biển không có quy trình an toàn riêng cho từng ngành nghề khác nhau, việc quản lý an toàn còn tùy tiện ví thử một số người biết về động cơ nếu muốn có thể rủ nhau nổ máy xuồng cứu sinh để chạy thử, nên năm 1996 đã có trường hợp 04 đồng chí người Nga bị lật xuồng cứu sinh khi thả xuồng xuống biển. thế số vụ tai nạn lao động năm tới 17-18 vụ làm chết từ 4-5 người. Từ 2006 việc quản an toàn lao động đã đi vào nề nếp, hầu hết các nghiệp đã thành lập phòng hoặc ban an toàn hoạt động hiệu quả, số vụ TNLĐ giảm nhiều, ý thức đảm bảo an toàn của CBCNV đã được nâng cao năm 2008 2009 chỉ xảy ra 05 vụ TNLĐ chỉ 01 người  chết. Tuy nhiên trong những năm gần đây số vụ tai nạn có chiều hướng gia tăng. Các tai nạn xảy ra đều có nguyên nhân chủ quan & khách quan. 

1.1 Nguyên nhân khách quan  

  • Số CBCNV làm việc trên các công trình biểnđộ tuổi > 50 chiếm khoảng 30 % độ tuổi giảm sút về sức khỏe, giảm sút về mức độ phản xạ đối tượng dễ xảy tai nạn lao động.
  • Số CBCNV  ở độ tuổi <30 vào Vietsovpetro những năm 2010-2012 cũng chiếm tỷ lệ khoảng 20%, lực lượng lao động này trẻ khỏe nhanh nhẹn, nhưng thường chủ quan trong công tác đảm bảo an toàn, đồng thời kiến thức về ATSKMT chưa được cập nhật đầy đủ.
  • Những tai nạn sự cố xảy ra do thời tiết sấu như bão, lốc xoáy, do di chuyển trong giao thông. Tai nạn này chiếm khoảng 16% trong tổng số các vụ tai nạn sự cố.

1.2 Nguyên nhân chủ quan:

        Nguyên nhân này chiếm khoảng 84% số tai nạn.

       -Đây nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn lao động , theo chúng tôi tạm chia ra làm 03 nhóm như sau

        Nhóm 1:

        Do thiếu ý thức chấp hành kỷ luật lao động, đặc biệt khi làm các công việc như: nâng hạ cẩu hàng, trong môi trường nặng nhọc nguy hiểm, trên cao, với hóa chất độc hại, thường không tuân thủ quy trình an toàn lao động của từng nhóm ngành, dụ như không khoanh vùng nguy hiểm, đeo dây an toàn, xắp đặt vật sai quy định.

H2-Hình ảnh thiếu ý thức của người lao động


 

H3-Hình ảnh thiếu ý thức của người lao động

Nhóm 2:

       Do công tác tổ chức lao động chưa tốt của trưởng các: đội, phân xưởng, ca kíp, nhóm, tổ vv

       Phòng  an toàn sức khoẻ môi trường đã đưa vào áp dụng những phương pháp quản lý an toàn mới nhất trên thế giới như : Ghi thẻ STOP CARD,  phân tích an toàn công việc JSA. Nhằm nhận biết các mối nguy để phòng tránh cũng như có các biện pháp phòng ngừa trước khi tiến hành công việc. Tuy nhiên vẫn còn có tính hình thức trong việc đưa vào áp dụng các quy trình ghi thẻ Stop card, Phân tích JSA, cụ thể là: Các tổ đội sản xuất không họp bàn nhận biết các mối nguy và các biện pháp phòng ngừa trước khi tiến hành công việc. Ghi thẻ Stop card không tuân thủ đúng 05 bước trong quy trình là : “Quyết định, dừng lại, quan sát, hành động , báo cáo”.

Nhóm 3:

       Các cán bộ trực tiếp quản lý an toàn còn mất quá nhiều thời gian vào những việc hành chính báo cáo tháng quý  năm trên mọi lĩnh vực như PCCC, hóa chất, rác thải, xét thưởng an toàn quý, tổ chức các lớp học an toàn,  làm hồ sơ để Công an cấp chứng nhận được phép sử dụng VLN cho giàn khoan và tàu thuỷ, tiếp các đoàn kiểm tra an toàn hàng quý. Tất cả những thứ kể trên đã làm giảm đáng kể thời gian giám sát và kiểm tra trực tiếp an toàn của CBCNV tại nơi làm việc.

Kết luận:    

  • Trong ba nhóm nguyên nhân kể trên thì nhóm nguyên nhân 01 là phổ biến chiếm khoảng 50% các vi phạm an toàn trong Vietsovpetro, có thể dẫn giải cụ thể một số vụ TNLĐ gần đây để chúng ta biết rõ hơn nguyên nhân chủ quan trên:
  • Vụ cháy ở giàn Tam Đảo-01 ngày 25/10/2010 là hệ quả của cả quá trình dài buông lỏng công tác kiểm tra giám sát, người lao động chủ quan và thiếu ý thức trong sinh hoạt dẫn đến  phát sinh ngọn lửa trong phòng ở gây hỏa hoạn, hậu quả của vụ tai nạn là tiếng chuông cảnh báo cho chúng ta về việc lập lại ý thức chấp hành nội quy, quy định trên các công trình biển, nơi luôn tiềm ẩn mối nguy về cháy nổ, về tai nạn lao động.
  • Vụ tai nạn ở XN Dịch vụ ngày 10/10/2012 cho thấy nguyên nhân gây tai nạn do vi phạm quy trình nâng hạ hàng hoá, việc vi phạm này xảy ra do cả ê kíp làm việc từ người lao động trực tiếp đến người trưởng nhóm, trưởng ca.
  • Vụ tai nạn ngày 15/5/2012 tại Xưởng SCTB của TTAT&BVMT cũng là do vi phạm quy trình làm việc, cụ thể là quy trình nạp khí cho bình cứu hoả.
  • Vụ tai nạn ngày 6/10/2012 với thợ móc cáp trên giàn CTK-3 và vụ tai nạn với thợ nguội trên giàn MSP-1ngày 08/8/2012 đều do nạn nhân vi phạm các quy định an toàn nên đã gây tan nạn cho bản thân.

2.1 Tình hình chung công tác an toàn của xí nghiệp:

  • Xí nghiệp Địa vật lý GK tính từ năm 2000 đến nay đã xảy ra 02 vụ TNLĐ nghiêm trọng:
  • Vụ xảy ra vào tháng 9/2004 trên giàn khoan RP-3, trong lúc đang khoan,  tang tời đang quay, nhưng K/S đứng máy trạm Carôta Khí tự ý bảo dưỡng bôi mỡ vào sợi cáp đo chiều sâu cũng đang chuyển động,  hậu quả vụ tai nạn là K/S đứng máy đã  bị dập 03 đốt ngón tay số 3,4,5 của bàn tay phải. Qua vụ tai nạn lao động này chúng ta thấy cần phải chấn chỉnh ý thức chấp hành quy trình kỹ thuật sản xuất, không cho phép người lao động chủ quan về an toàn khi làm việc, tất cả các loại máy móc thiết bị khi đang làm việc thì không được phép sửa chữa, nếu là cần gấp thì phải yêu cầu người phụ trách cho nó ngưng làm việc để sửa chữa.
  • Vụ tai nạn ngày 07/06/2012 của XN Địa vật lý Theo kết quả kiểm tra cho thấy bình chứa số 76844 có chứa khí Oxy tỉ lệ 85.3%. Vì có sự kết hợp giữa Oxy và lớp mỡ bôi trơn ở đầu ren trên bộ thiết bị DST nên đã gây ra phát nổ, nguyên nhân là do khí chứa trong bình không phải là nitơ như chứng chỉ mà là oxy. Tuy có máy cầm tay để Test kiểm tra nồng độ khí Ô-xy nhưng lãnh đạo đội Thử vỉa chỉ Test ngẫu nhiên 02/08 bình mà không Test cả 08 bình , dẫn đến lọt những bình Ô-xy 85,3 % và đã gây hậu quả như chúng ta thấy

       Qua vụ tai nạn này chúng ta cũng thấy được cần chấp hành 02 yêu cầu sau:

  •  Phải nâng cao ý thức chấp hành quy trình làm việc với các vật tư nguy hiểm cháy nổ, như phải kiểm tra 100% chất lượng đầu vào của hàng hoá thuộc dạng nguy hiểm cao, khi mua loại vật tư có yêu cầu về an toàn cần phải biết xuất sứ hành hoá.
  •   Khi tiến hành chuẩn chỉnh máy móc có liên quan đến các vật tư  nguy hiểm như khí các loại, vật liệu nố CN, nguồn phóng xạ  bắt buôc phải phân tích JSA.

Kết luận: 

  • Nhìn chung xí nghiệp ĐVL GK có số vụ TNLĐ tính từ 2004 đến 2012 được Vietsovpetro thống kê cuối năm 2012 chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 2/67 vụ = 2,9 % . những vi phạm về an toàn lao động chủ yếu là ý thức chủ quan chưa coi trọng vai trò của trang bị bảo hộ lao động
  • Tính đến nay XN chưa có sự cố nào về nguồn phóng xạ và vật liệu nổ công nghiệp, tuy nhiên nếu để xảy ra dù là nhỏ nhất cũng sẽ gây hậu quả rất lớn, và việc khắc phục sự cố đó  sẽ rất phức tạp.

 

H4 - Khóa kho VLN CN trên giàn RP-2 hư mà không thay


H5- Đường ra kho VLNCN trên gìan RP-2 không được quan tâm

2.2 Các nguyên nhân:

     a -Nguyên nhân khách quan những vi phạm an toàn ở XN:

  • nghiệp Địa vật GK với 291 CBCNV trong đó 255 CBCNV làm việc trực tiếp 36 CBCNV làm việc gián tiếp. Trong số CBCNV làm việc trên giàn khoan độ an toàn phụ thuộc rất nhiều vào tính tự giác chấp hành kỷ luật lao động của họ, việc đi kiểm tra an toàn của phụ trách an toàn trên giàn chỉ thể 1-2 tháng/01 lần.
  • Số CBCNV trẻ độ tuổi <30 chiếm khoảng 22% đang còn thiếu kiến thức ATSKMT mới vào làm việc.

b. Nguyên nhân chủ quan:  

  • Ý thức tuân thủ đúng quy trình an toàn của một bộ phận CBCNV chưa cao, khi kiểm tra thì chấp hành tốt, khi không đợt kiểm tra thì thường chủ quan . Thống những vi phạm về an toàn của CBCNV nghiệp như sau:
  • Bộ phận CBCNV làm việc trên các công trình biển: khi làm việc trên giàn khoan những vi phạm thường mắc phải không tìm hiểu các nội quy các quy định trên giàn, dụ giàn thì được phép mặc đồ bảo hộ xuống nhà ăn, giàn thì không . Vi phạm về để Laptop trên môi trường dễ cháy như vải hay bàn gỗ, cấm dùng bộ nạp ĐTDĐ hay nạp nguồn Laptop trong phòng ở, vi phạm về việc CBCNV không đủ chữ trong sổ an toàn nhân trước khi đi biển, về trang bị BHLĐ như quần áo, giầy, quá hạn sử dụng không thay mới. Khi đo carôta sử dụng nguồn xạ nhưng không đeo liều kế nhân.
  • Bộ phận CBCNV làm việc trong căn cứ nghiệp: Những vi phạm họ thường mắc phải như: Khi làm việc với thiết bị nâng hạ không đủ trang bị BHLĐ như nón hay găng tay, vụ công nhân đội CNC khi móc cáp cẩu trạm để di chuyển sang cảng khi trèo lên nóc trạm không nón găng tay bảo hộ. Vi phạm trong nhà xưởng bảo dưỡng máy thử vỉa lần đã để tràn dầu thải xuống sàn nhà gây nguy hiểm về trơn trượt. Vi phạm khi hàn cắt đường ống dẫn bằng kim loại áp suất dầu nhưng không đợi xả hết dầu đã gây ra cháy( bắt gặp tháng 01/2013 ở bãi dụng cụ Thử vỉa). Ngoài ra CBCNV khi làm việc trong căn cứ bờ của XN còn vi phạm như hút thuốc chưa đúng nơi quy định, hết giờ làm việc hoặc khi nghỉ lễ còn quên tắt điện phòng hoặc dog house ngoài trời.

       Phân tích kết quả các lần kiểm tra an toàn cấp 1,2,3,4 từ  năm 2010( thời điểm bắt đầu áp dụng Check list cấp 1,2,3) đến nay, chúng ta thấy số lần kiểm tra cấp 1,2 tăng lên, nhưng số vi phạm giảm ít, tính trung bình vi phạm an toàn khi kiểm tra cấp 1 là 1,25 vi phạm/1 ngày/ xn và vi phạm cấp 2 là 0,65/1ngày/xn.  Số lần kiểm tra an toàn cấp 3 mỗi quý/1 lần  và số vi phạm  không  giảm. Số vi phạm trong lần kiểm tra an toàn cấp 4 có giảm, nhưng những lỗi  lặp lại nhiều lần là xắp xếp vật tư  thiết bị trong nhà xưởng nhà kho chưa khoa học,  các bình cứu hỏa trong các đội xưởng ít được lau chùi và dán Date kịp thời, các thiết bị điện đôi khi còn thiếu ghi giá trị điện năng. Kho VLN Đất đỏ thường ghi chép sổ sách chưa đầy đủ.

2.4 Thống kê việc phân tích  JSA từ 2010-2012

       - Năm 2010  số bảng phân tích JSA  là 242 trong đó đạt chất lượng 126 Chiếm..52.. %
       - Năm 2011  số bảng phân tích JSA  là 278 trong đó đạt  chất lượng  176  Chiếm 63.3.. %  
       - Năm 2012  số bảng phân tích JSA  là 358 trong đó đạt  chất lượng  251 Chiếm..70.1.. %


       Kết quả phân tích JSA cho ta thấy số thẻ được ghi tăng lên, số thẻ đạt chất lượng cũng tăng, Hiệu quả cụ thể của việc phân tích JSA ngăn ngừa tai nạn sự cố, kết quả này đã góp công vào việc giảm thiểu tai nạn lao động sự cố. Trong năm 2013 những năm tiếp theo sẽ đưa số liệu bảng phân tích JSA vào tiêu chí xét thưởng an toàn quý, các đội xưởng sẽ nộp bảng Phôtôcopy về cho CV an toàn cuối mỗi tháng để cuối quý làm xét thưởng.

2. 5 Thống việc ghi thẻ Stop card từ 2010-2012

     - Năm 2010  số thẻ  STOP CARD được ghi là 452 trong đó đạt chất lượng 276. Chiếm  61 %

     - Năm 2011  số thẻ STOP CARD được ghi là  717  trong đó đạt chất lượng 463. Chiếm  64.6 %

     - Năm 2012  số thẻ STOP CARD được ghi  839  trong đó đạt chất lượng 596. Chiếm 71 %



        Phân tích biểu đồ thống thẻ Stop card cho ta thấy số lượng ghi thẻ Stop cũng tăng lên hàng năm, nhưng số thẻ đạt chất lượng tốt không tăng, hàng quý khi CV an toàn đưa khoảng 15-20 thẻ thuộc loại tốt lên phòng ATSKMT để xem xét thì hầu như chỉ được 7-8 thẻ thuởng, mức thưởng 10 USD/01 thẻ. Như vậy tỷ lệ thẻ được Phòng ATSKMT thưởng 10 USD chỉ chiếm 0,5 % tỷ lệ quá thấp so với các nghiệp khác trong VSP.

       Để khắc phục tình trạng CBCNV chưa quen với việc ghi thẻ Stop cũng như chất lượng thẻ không cao, ghi cho ghi chúng tôi đề nghị trong năm 2013 cần đưa ra yêu cầu tập huấn lại cho các đội trưởng, đội phó, xưởng trưởng, xưởng phó về cách ghi thẻ Stop, sau đó cuối tháng trưởng các bộ phận sẽ phân loại thẻ tốt không tốt trước khi nộp về cho CV an toàn. Nếu thực hiện được yêu cầu đề ra thì chắc chắn số thẻ Stop sẽ tốt lên việc ghi thẻ sẽ đi vào thực chất.

       Nhìn chung việc đưa vào áp dụng 02 quy trình là phân tích an toàn công việc (JSA) và ghi thẻ Stop Card đã dần có kết quả, năm 2010 và 2011 số CBCNV biết phân tích JSA và ghi thẻ Stop chỉ được khoảng 50% thì nay sau khi được huấn luyện đã có khoảng 80% biết sử dụng JSA và ghi thẻ Stop, nhưng yêu cầu cơ bản của việc ghi bảng JSA phải là phổ biến nội dung tới từng người tham gia lao động là quan trọng nhất. Ghi thẻ Stop Card là phải tuân thủ đúng 05 bước: Quyết định, dừng lại, quan sát, hành động, báo cáo. Cả 02 loại quy trình này đều có tác dụng ngăn ngừa tai nạn lao động và sự cố.

2.6 Thống kê số người học AT từ  2010-2012

     - Năm 2010  số lượt học an toàn tại TTAT là 251

     - Năm 2011  số lượt học an toàn tại TTAT là 273

     - Năm 2012  số lượt học an toàn tại TTAT là 338


 

         Phân tích nội dung bảng tổng kết số người các lớp học an toàn ta thấy số người học an toàn đều tăng lên hàng năm, mỗi năm trung bình 16-18 lớp học an toàn các loại dải khắp từ tháng 02 đến tháng 12, số CBCNV vào từ 2010 đến 2013 62 người, số CBCNV này cần thiết được tạo thuận lợi để học ngay các lớp an toàn trong năm 2013, chính họ đối tượng còn thiếu về kiến thức an toàn dẫn đến chủ quan trong lao động dễ xảy ra tai nạn sự cố.

        Khi kiểm tra kiến thức sử dụng bình cứu hỏa dập lửa trên giàn khoan Cửu long 01 công nhân bắn mìn không phân biệt được 02 loại bình bột khí CO2 tính năng tác dụng của mỗi loại, mặc anh thợ đó đã hàng 10 năm làm việc trên giàn khoan. Điều đó đặt ra cho những người làm công tác truyền đạt kiến thức an toàn cho CBCNV làm sao để họ áp dụng kiến thức học được vào trong thực tế cuộc sống, khi phát sinh tình huống sự cố phải biết sử dụng thành thạo các phương tiện phù hợp để khống chế hoặc thoát hiểm.

III. CÁC KIẾN NGHỊ

3.1  Nâng cao ý thức về văn hóa an toàn của CBCNV toàn Xí nghiệp, để mỗi CBCNV hiểu được việc chấp hành kỷ luật lao động là mang lại lợi ích trước tiên cho bản thân,  sau đó là uy tín của thương hiệu  xí nghiệp.

3.2  Tiến hành tổ chức thi AT cho CBCNV một cách khoa học và có chất lượng, sẽ kiểm tra đột xuất kiến thức an toàn của một số lĩnh vực khi có dấu hiệu CBCNV đó vi phạm.

3.3  Đưa quy trình phân tích JSA và ghi thẻ an toàn Stop Card vào thực chất, nghiêm túc. Trước khi thực hiện đơn hàng hoặc chuẩn máy bắt buộc phải phân tích an toàn công việc.

3.4  Phải nâng cao hiểu biết về sức khoẻ và bệnh nghề nghiệp, vệ sinh môi trường  cho mọi người lao động, ngay tại nơi làm việc CBCNV phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về vệ sinh, thực hiện 5S mà XN đã đặt ra.

3.5  Trước yêu cầu đòi hỏi phải sọan thảo lại 15 quy trình an toàn cho từng ngành nghề  trong xí nghiệp, soạn thảo và cập nhật mới khoảng 600 câu hỏi thi trắc nghiệm an toàn cho cán bộ kỹ thuật trên máy tính nối mạng thi trên VSP và thi tại XN, soạn thảo khoảng 200 câu hỏi và trả lời để thi trắc nghiệm trên máy tính cho Công nhân, làm chương trình quản lý 12 lớp học an toàn trên máy tính theo Form Matrix của Vietsovpetro, tham gia vào làm dự án cấp chứng chỉ OSHAS 18001 và ISO 14001 của xí nghiệp, cần bổ xung thêm cán bộ quản lý an toàn đảm bảo tiêu chuẩn  trẻ, nhanh nhẹn, có kiến thức an toàn Địa vật lý nhưng đồng thời phải có kiến thức tin học và tiếng Nga để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ XN giao cho.

IV- KẾT LUẬN:

       Đảm bảo an toàn trong sản xuất mong muốn của tất cả chúng ta, nhưng chỉ được thực hiện nếu tất cả CBCNV trong nghiệp ý thức được điều đó, bản thân mỗi người phải tự nhắc nhở mình trước trong khi làm việc đó công việc bình thường nhỏ nhất. Nếu chúng ta chỉ biết đến an toàn sau mỗi lần phải trả giá về sự khắc phục những hậu quả sau tai nạn lao động hoặc sự cố, thì đã quá muộn.

Nguyễn Văn Huấn


Quản lý online

Liên kết nội bộ

Giá dầu