CÔNG TÁC AN TOÀN KHI ĐO ĐVLGK VÀ BẮN NỔ MÌN
Công việc đo Địa vật lý giếng khoan và công tác bắn nổ mìn trong giếng khoan luôn luôn tiềm ẩn những mối nguy hiểm làm mất an toàn cho con người, thiết bị, giếng khoan và môi trường.
Cam kết của lãnh đạo XN trong Kế hoạch thực hiện Mục tiêu chất lượng: “Thực hiện đúng quy trình công nghệ, đảm bảo an toàn tuyệt đối về con người và thiết bị”.
Vì vậy, công tác an toàn luôn luôn được Xí nghiệp quan tâm và chỉ đạo chặt chẽ mọi hoạt động về quản lý, kỹ thuật để đảm bảo sản xuất đạt hiệu quả cao và an toàn tuyệt đối.
HỆ THỐNG VĂN BẢN ÁP DỤNG TẠI VIETSOVPETRO VÀ XN ĐỊA VẬT LÝ GK
Về công tác nghiên cứu Địa vật lý giếng khoan
- Luật dầu khí được sửa đổi bổ sung năm 2008.
- Chức năng nhiệm vụ của XN Địa vật lý giếng khoan.
- Tài liệu kỹ thuật về công nghệ và thiết bị.
Văn bản quy phạm pháp luật về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN)
- Nghị định 39/2009/NĐ-CP Quy định về Vật liệu nổ công nghiệp
- Thông tư 23/2009/TT-BCT Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 quy định về Vật liệu nổ công nghiệp
- Thông tư 06/2008/TT-BCT Hướng dẫn việc quản lý chất lượng Vật liệu nổ công nghiệp.
- Quyết định 03/2006/QĐ-BCT Ban hành Danh mục VLNCN được phép sản xuất và sử dụng tại Việt Nam.
- Tiêu chuẩn Việt Nam 6147:1997 - Vật liệu nổ công nghiệp – Yêu cầu an toàn về sản xuất, thử nổ và nghiệm thu
- Tài liệu kỹ thuật về công nghệ và thiết bị.
Các Quy trình, Hướng dẫn của XN Địa vật lý giếng khoan
Về công tác nghiên cứu Địa vật lý giếng khoan
- Quy trình QT.KTSX.03 - Quy trình triển khai hoạt động khảo sát Địa vật lý giếng khoan.
- Quy trình QT.ĐCRT.04 - Quy trình triển khai đo Carota tổng hợp.
- Hướng dẫn HD.KTSX.03.17 – Hướng dẫn xử lý kẹt máy.
- Hướng dẫn HD.KTSX.03.18 – Hướng dẫn quấn cáp ĐVL
- Quy trình số 18 – Kỹ thuật an toàn khi nghiên cứu giếng khoan trong quá trình khoan (ngày 06/10/2003).
- Quy trình số 20 – Kỹ thuật an toàn điện khi tiến hành công tác Địa vật lý giếng khoan (ngày 06/10/2003).
Ngoài ra, các Bộ phận Kiểm tra khai thác, Thử vỉa cũng soạn thảo các Quy trình, Hướng dẫn liên quan đến công việc đang thực hiện.
- Quy trình QT.KTSX.17 – Quy trình quản lý vật liệu nổ.
- Quy trình số 15 – Kỹ thuật an toàn lao động khi tiến hành công tác bắn nổ mìn.
Công tác quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất
- Giám đốc XN chịu trách nhiệm cao nhất về quản lý, điều hành các hoạt động đo Địa vật lý giếng khoan và công tác bắn nổ mìn trong giếng khoan thăm dò khai thác dầu khí.
- Chánh kỹ sư XN chịu trách nhiệm về công tác an toàn trong các hoạt động sản xuất.
- Phòng Kỹ thuật sản xuất trực tiếp tổ chức, chỉ đạo.
- Phòng Hành chính nhân sự chịu trách nhiệm về công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ
- Các Bộ phận chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các đơn hàng trên các công trình biển.
Yêu cầu về năng lực, trình độ chuyên môn của nhóm thực hiện đơn hàng trên các công trình biển
Cơ sở để giao nhiệm vụ:
- Quy chế chức danh đang áp dụng tại XN.
- Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm tổ chức và thực hiện công việc.
Văn bằng, Chứng chỉ:
- Bằng tốt nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ
- Chứng chỉ đào tạo nội bộ cho cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân.
- Các lớp huấn luyện an toàn theo quy định của Vietsovpetro.
- Xác nhận đã kiểm tra kiến thức an toàn chung, an toàn khí, an toàn dầu khí phun, an toàn điện…
- Chứng chỉ về móc cáp treo hàng, thiết bị nâng tải…
- Chứng chỉ về đào tạo an toàn vật liệu nổ công nghiệp.
- Chứng chỉ chỉ huy nổ mìn, chứng chỉ thợ bắn mìn.
Các yêu cầu trên ngoài việc đảm bảo hoàn thành được công việc được giao còn nhằm mục đích đảm bảo an toàn trong suốt quá trình thực hiện công việc.
Quá trình triển khai thực hiện đơn hàng và công tác đảm bảo an toàn
Trình tự thực hiện đơn hàng:
Nhiệm vụ của phòng ban chức năng (Nhận, chuyển đơn hàng, tổ chức thực hiện…
Trong đó, TTPT&XLSL, Phòng KTSX và các Bộ phận thực địa trực tiếp triển khai nhiệm vụ theo chức năng của mình:
- Lập kế hoạch
- Chuẩn bị thiết bị máy móc, vật liệu nổ.
- Điều động nhân lực, vận chuyển hàng hoá
- Theo dõi, kiểm soát, chỉ đạo quá trình thực hiện đơn hàng.
Nhiệm vụ của các Bộ phận thực địa trực tiếp thực hiện đơn hàng trên các công trình biển
-Hướng dẫn và cho nhân viên ký vào sổ đăng ký an toàn trước khi tiến hành công việc.
-Kiểm tra và ghi vào sổ về các điều kiện an toàn tại nơi làm việc.
-Soạn thảo JSA, xin giấy phép làm việc, nhận biên bản bàn giao giếng khoan.
-Xem xét, nghiên cứu theo thông tin từ đội khoan kết hợp tài liệu Carota khí về điều kiện giếng, lịch sử quá trình khoan, chú ý đến những yếu tố tiềm ần nguy cơ mất an toàn (góc nghiêng, độ sâu mở cửa sổ, sập lở, kẹt mút, tầng áp suất cao…)
-Tập kết thiết bị, máy móc vào vị trí làm việc.
-Khoanh vùng khu vực làm việc bằng dây cảnh báo, biển cảnh báo về vật liệu nổ, phóng xạ…
-Họp, trao đổi với lãnh đạo giàn, lãnh đạo đội khoan để phối hợp công việc và xử lý các tình huống không an toàn có thể xẩy ra.
-Báo cáo về Xí nghiệp những vấn đề khó khăn ảnh hưởng tới thực hiện công việc cũng như đảm ảo an toàn.
Để thực hiện tốt công việc, đảm bảo an toàn, ngoài việc Xí nghiệp luôn đào tạo nội bộ, tổ chức sinh hoạt khoa học công nghệ, công tác đào tạo tại chỗ, trao đổi kinh nghiệm cũng được XN quan tâm và đạt hiệu quả cao.
AN TOÀN KHI KHẢO SÁT ĐVLGK VÀ CÔNG TÁC BẮN NỔ MÌN
Đánh giá chung
XN chúng ta đã thực hiện tất cả các loại công việc khảo sát địa vật lý giếng khoan và các hình bắn nổ trong giếng khoan, người được giao nhiệm vụ phụ trách, người chỉ huy bắn nổ, các kỹ sư, công nhân, thợ bắn mìn, thợ tời, đều có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm trong khi đo địa vật lý, khi bắn nổ mìncũng như xử lý các sự cố nên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, bảo đảm an toàn cho con người và thiết bị.
Sự chỉ đạo kịp thời của phòng ban, Trung tâm và lãnh đạo XN nên hệ số chất lượng tài liệu đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, đảm bảo an toàn cho con người, thiết bị.
Những khả năng gây ra mất an toàn và những nguyên nhân chính
Những khả năng xẩy ra mất an toàn:
- Tai nạn lao động.
- Kẹt mút máy móc, thiết bị trong giếng .
- Đứt máy móc, thiết bị trong giếng.
- Đạn mìn không nổ.
Về Quy định ATLĐ, kỹ thuật, công nghệ liên quan đến công tác an toàn
- Trang bị bảo hộ lao động cá nhân.
- Đánh giá về chất lượng cáp.
- Về làm đầu nối cáp.
- Kỹ năng làm đầu nối .
- Hình dạng, chất lượng của côn đầu nối.
- Kho chứa vật liệu nổ trên giàn khoan:
+ Kho cố định.
+ Kho lưu động.
- Cút áp suất.
- Cắt điện lắp kíp nổ.
- Thiết bị phát sóng điện từ.
- Quy định về làm lại côn đầu nối sau 3 lần bắn.
- Nguy cơ mất an toàn khi nhận thiết bị sau khi bắn.
- Về súng bắn mìn gia công còn bám paraphin .
Nguyên nhân chính gây ra mất an toàn cho con người và thiết bị:
- Điều kiện giếng khoan.
- Tuân thủ kỹ thuật, công nghệ, quy trình ATLĐ.
Những ví dụ về sự cố (Từ năm 2012 đến nay)
- Đứt máy khi khảo sát Địa vật lý trong thân trần: Tại giếng khoan 1219 – BK14 (Giàn PVD III) ngày 07/02/2013.
Nguyên nhân: Giếng bị sập lở
- Đứt mìn trong khi bắn mìn: Tại giếng khoan 506 – MSP5, ngày 05/12/2012.
Nguyên nhân: Tốc độ thả nhanh
- Đứt đầu nối cáp: Ngày 31/8/2012, Giếng khoan702 RC7, thả thông lòng giếng dùng cáp tời slickline của XN khai thác.
Nguyên nhân: Vướng vào van an toàn sâu
- Đứt đầu nối cáp: Ngày 15/6/2012, Giếng khoan 10009 BK10 sau khi bắn mìn TTG-link 54mm, kéo đầu nối cáp lên thì bị đứt ở đầu nối.
Nguyên nhân: Khi bắn đầu nối và đoạn cút an toàn bị dội lên và rơi xuống đột ngột dẫn tới đứt tại điểm yếu đầu nối cáp.
- Đứt đầu nối cáp: Ngày 11/9/2012, Giếng khoan 137 MSP6, sau khi bắn đặt Paker kéo thiết bị lên thì bị đứt ở đầu nối.
Nguyên nhân: Paker không đứt tại điểm yếu.
Giải pháp
- Tuân thủ các quy trình, quy định về an toàn, bảo hộ lao động.
- Thực hiện đúng các yêu cầu, quy trình về công nghệ, kỹ thuật.
- Tuân thủ Quy trình 15 “Kỹ thuật an toàn lao động khi tiến hành công tác bắn nổ mìn”, bao gồm: Vận chuyển, bảo quản, quản lý, vật liệu nổ
- Thực hiện mục 4.1 của Quy trình 15, cấm các hoạt động bắn nổ mìn trên các giàn khoan, bao gồm:
1. Sóng biển lớn hơn cấp 3 và gió mạnh hơn 22m/s kể cả lúc trời mưa to.
2. Khi trong giếng khoan có chướng ngại cản trở việc thả súng bắn mìn.
3. Khi trong giếng khoan có những đoạn có thể gây nguy hiểm kẹt súng bắn mìn.
4. Khi không có van đóng miệng giếng như đã tính trong đồ án.
5. Khi nhiệt độ và áp suất đáy giếng lớn hơn giới hạn cho phép để sử dụng chất nổ và các bộ phận gây nổ.
6. Khi tối trời không đủ ánh sáng cho vị trí làm việc và các vùng nguy hiểm
7. Khi nhiệt độ không khí lớn hơn giới hạn tối đa cho phép thực hiện công việc.
-Trước khi thực hiện bắn mìn cần thoả thuận với giàn về: dừng cẩu hàng khu vực thực hiện công việc bắn nổ, cấm hàn và các dụng cụ sinh lửa, cấm người không có trách nhiệm vào khu vực đã căng dây cảnh báo và giới hạn, không sử dụng điện thoại di động.
-Hiện nay dùng bảng bắn mìn, thao tác không phức tạp. Chú ý rằng chìa khoá bảng bắn mìn (nếu có) thì sau khi thực hiện thao tác bắn nổ, luôn phải được người phụ trách bắn nổ giữ trong người.
- Theo dõi kết quả nổ theo đồng hồ trên máy bắn, sờ vào cáp hoặc theo dõi trên đồng hồ sức căng của tời. Tuy nhiên không thể xác định chắc chắn rằng đạn đã nổ hết toàn bộ nên yêu cầu khi kéo súng hoặc dụng cụ bắn nổ khác lên đến 100m phải dừng lại 10 phút để nhiệt độ trong súng hoặc dụng cụ gây nổ giảm xuống.
- Sau mỗi lần bắn kiểm tra côn đầu nối và sau 3 lần bắn làm lại côn đầu nối.
- Việc kiểm tra và xả áp suất với các dụng cụ sau khi đã bắn nổ (đạn không nổ đối với súng kín, áp suất trong paker…) cần phải được lưu ý. Vị trí và thao tác khi xả áp suất cũng phải thực hiện đúng theo quy định.
- Không được cho người ngoài đi lại xung quanh vị trí làm việc, nhất là bước qua , cúi người đi qua cáp đang chuyển động hoặc đứng dưới ròng rọc treo.
- Thường xuyên kiểm tra việc cố định tời, các cọc nối đất, các thiết bị nâng tải, sắp xếp kho tàng gọn gàng sạch sẽ, thực hiện 5 S.
- Thực hiện kiểm định, bảo dưỡng, chuẩn chỉnh các thiết bị đúng định kỳ.
- Kiên quyết dừng các hoạt động bắn nổ như mục 4.1 của QT 15 và mục 7 điều 9 trong Quy chế sử dụng VLNCN trên địa bàn BR – VT (bắn mìn trong các ngày lễ, tết nguyên đán, những ngày trên địa bàn tỉnh diễn ra các Hội nghị quan trọng tầm quốc gia), trừ khi được VSP cho phép.
- Xem xét an toàn khi lắp kíp nổ không có thiết bị an toàn (như bắn mìn rung, bắn đặt paker, đổ cầu xi măng, bắn cắt các loại cần…) liên quan đến cắt điện trên giàn, có thể dùng kíp có độ an toàn cao không đòi hỏi cắt điện và radio.
- Đối với 2 đầu ЦЖК và ОК: Để tách 2 đầu không tiếp xúc với nhau hoặc cắm vào máy bắn mìn và chuyển mạch sang chế độ an toàn.
- Nên dùng đồng hồ kim đo kíp và theo dõi ngắn mạch cút áp suất cũng như đo kiểm tra điện trở sau khi bắn
- Đồng bộ các loại đầu nối cáp, đặc biệt côn đầu nối về khích thước, chất lượng vật liệu.
- Xem lại cách đánh giá chất lượng cáp sao cho dễ thực hiện, sát với thực tế.
- Con tainer vận chuyển VLN cần thiết kế sao cho không thể dùng búa đập khoá để mở. Nên chăng có loại khoá chuyên dụng, một loại chìa khoá , ở các giàn hoặc trên bờ đều có thể mở được các khoá container VLN.
- Phòng KTSX tổ chức đào tạo cho tất cả những người tham gia công tác bắn nổ của XN, chú ý đến chuyên gia Nga, bao gồm đào tạo lại, đào tạo mới khi có công nghệ mới.
- Hoàn thiện, cập nhật lại Quy trình 15. Soạn thảo Hướng dẫn sử dụng các loại chất nổ, quy trình thực hiện bắn nổ của các loại hình khác nhau, trong đó cần lưu ý đặc tính của từng VLN. Đơn cử như khả năng nhạy nổ của các loại kíp nổ, các loại dây nổ…
- Phòng KTSX sau khi có những sự cố ngoài giàn về kẹt, đứt máy … nên tổ chức họp phân tích, rút kinh nghiệm để phòng ngừa.
Bài học kinh nghiệm
1. Cam kết của Lãnh đạo XN trong Mục tiêu chất lượng hàng năm “Thực hiện đúng quy trình công nghệ, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và thiết bị”
2. Phân cấp quản lý, phối hợp công tác giữa các phòng ban chức năng, trung tâm, xưởng, đội.
3. Đào tạo chuyên môn, tay nghề, đào tạo nội bộ, sinh hoạt khoa học công nghệ, đào tạo tại chỗ…để làm chủ thiết bị kỹ thuật, công nghệ, đảm bảo an toàn.
4. Nghiêm chỉnh tuân thủ 100% các quy trình và hướng dẫn khi thực hiện công việc tại giếng khoan.
5. Tham gia đầy đủ tất cả các lớp huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường.
Nguyễn Đức Huân