1. Phân tích định tính
1.1 Xác định các khoảng làm việc:
- Theo tài liệu nhiệt độ: so sánh đường cong nhiệt độ lúc giếng khoan làm việc và khi đóng giếng, khoảng nhiệt độ trùng nhau là khoảng giếng khoan không làm việc, khoảng nhiệt độ có sự tách xa nhau là khoảng giếng khoan bắt đầu làm việc. Tại các khoảng làm việc quan sát thấy có sự thay đổi độ dốc trên đường cong nhiệt độ.
- Theo tài liệu lưu tốc: có sự thay đổi tốc độ quay của cách quạt trong trường hợp đường kính giếng khoan ổn định. Chú ý trong những giếng khoan có độ nghiêng lớn có thể gặp hiện tượng dòng down.
- Theo tài liệu thành phần dòng: có sự thay đổi trên tài liệu mật độ và hàm lượng nước. Tuy nhiên có trường hợp không thấy được sự thay đổi này ở những khoảng làm việc.
1.2 Xác định tính chất dòng (trong giếng khoan khai thác):
- Căn cứ tài liệu mật độ và hàm lượng nước có thể xác định sơ bộ loại dòng chảy trong giếng khoan (dòng bọt, dòng nút, dòng sương ...).
- Muốn nhận biết được tính chất dòng của từng khoảng làm việc ta phải xem xét từ đáy khoảng đo lên phía trên. Nếu giếng khoan có cột nước tĩnh thì tài liệu mật độ và hàm lượng nước trong chế độ làm việc và đóng giếng trùng nhau (chỉ số đường cong mật độ ~ 1g/cm3). Khoảng có sự giảm chỉ số mật độ và tăng chỉ số hàm lượng nước về phía chỉ số của dầu hay khí (lấy theo số liệu mật độ và hàm lượng nước trong cột dầu hay cột khí khi giếng đóng) sẽ tương ứng khoảng làm việc dầu hay khí tự do. Kết hợp giữa tài liệu mật độ, hàm lượng nước và tài liệu nhiệt độ, đôi khi với tài liệu Gamma Ray để xác định khoảng làm việc nước.
1.3 Đánh giá định tính mô hình dòng:
- So sánh áp suất khi giếng khoan làm việc và áp suất điểm bọt, khi áp suất trong lòng giếng khoan lớn hơn áp suất điểm bọt thì không có hiện tượng tách khí và ngược lại. Như vậy căn cứ vào tài liệu áp suất có thể đánh giá sơ bộ dòng đơn pha, hai pha hay ba pha.
- Trên tài liệu chỉ báo thành phần dòng (tài liệu mật độ và hàm lượng nước) dựa vào giá trị mật độ và hàm lượng nước đo trong cột khí, cột dầu, cột nước ở chế độ đóng giếng và giá trị này trong chế độ làm việc có thể đánh giá sơ bộ dòng chảy trong giếng khoan là dòng đơn pha hay đa pha.
- Tài liệu nhiệt độ không đại diện để đánh giá định tính mô hình dòng trừ trường hợp khoảng làm việc bị tách khí mạnh thì trên tài liệu sẽ xuất hiện dị thường lạnh. Như vậy đây là một trong những dấu hiệu chỉ báo có xuất hiện khí trong dòng chảy.
1.4 Dòng chảy sau ống chống, khoảng ngập nước:
Trên cơ sở phân tích tổng hợp tài liệu đo được:
Khoảng cho nước là:
- Khoảng làm việc (theo Flowmeter và nhiệt độ).
- Các đường chỉ báo thành phần dòng xác định là cho nước.
Khoảng có dòng chảy sau ống chống là:
- Không làm việc (theo Flowmeter và các đường thành phần dòng)
- Có làm việc theo đường nhiệt độ.
- Đặc điểm của dòng chảy sau ống chống được phản ánh bởi đường nhiệt độ đo trong chế độ làm việc và chế độ đóng giếng. Các chỉ báo liên quan đến dòng chảy sau ống chống xem trong bộ sưu tập tài liệu địa vật lý giếng khoan điển hình chuyên ngành kiểm tra khai thác.
1.5 Giải thích các hiện tượng bất thường phản ảnh trên tài liệu:
- Những khoảng có dị thường lạnh trên tài liệu nhiệt độ có thể liên quan đến nước bơm ép ở các giếng khoan xung quanh hoặc liên quan đến tách khí.
- Dị thường phóng xạ trên tài liệu GR (so sánh GR đo PL với GR open hole) liên quan đến khoảng làm việc nước.
2. Phân tích định lượng
2.1 Lựa chọn mô hình dòng:
Lựa chọn mô hình dòng rất cần thiết để tính toán vận tốc của từng pha và các tỷ phần pha tương ứng. Mỗi mô hình dòng sẽ có mối tương quan vận tốc trượt và tỷ phần pha khác nhau.
Hầu hết những mô hình dòng chất lỏng – khí được xem như những chế độ dòng mô tả ở hình bên. Trong dòng chảy ngang hoặc gần như ngang thì những chế độ dòng phân tầng được đưa ra (e.g. Beggs & Brill, Petalas & Aziz). Những mô hình chất lỏng – khí cung cấp phương tiện cho việc tính toán mặt cắt dòng, ứng với mỗi mô hình dòng sẽ cho tương quan vận tốc trượt hay holdup. Trong dòng sương (mist flow), vận tốc trượt = 0 trong mọi trường hợp.Trong những trường hợp chất lỏng - chất lỏng chỉ có dòng bọt được đề cập.
Mô hình Aziz & Govier:
Mô hình cho dòng chất lỏng – khí. Áp dụng đối với dòng chảy thẳng đứng .
Mô hình Beggs và Brill:
Mô hình này dựa trên những thí nghiệm với dòng không khí – nước trong những ống nghiêng.
Mô hình Artep:
Mô hình cho dòng chất lỏng – khí dựa trên cơ sở vật lý được thực hiện bởi các thí nghiệm. Những thí nghiệm này được xây dựng trong flow loop có độ nghiêng thay đổi từ 0 - 90.
Mô hình Duns và Ross:
Mô hình này chỉ áp dụng cho dòng chảy đi lên trong ống thẳng.
Mô hình Duckler :
Chỉ dòng chảy trong ống thẳng được đề cập trong bản đồ dòng.
Mô hình Petalas và Aziz:
Mô hình cơ học cho tất cả các loại ống nghiêng và các đặc tính chất lưu. Những tương quan trong mô hình đã được phát triển dựa trên cơ sở dữ liệu dòng đa pha của đại học tổng hợp Stanford.
Mô hình Nicolas, Choquette, ABB - Deviated:
Mô hình Nicolas, Choquette, ABB-Deviated là những tương quan thực nhiệm cho dòng bọt chất lỏng – chất lỏng. Tất cả chúng liên hệ vận tốc trượt với vận tốc đi lên của các bọt trong cột tĩnh. Các mô hình này áp dụng cho các giếng khoan nghiêng.
............................
Phạm Thị Phượng - Hoàng Thái Việt