• Xưởng sửa chữa máy địa vật lý

    Xưởng có nhiệm vụ chính là bảo dưỡng, sửa chữa và hiệu chỉnh các máy móc thiết bị điện tử phục vụ cho các đơn vị trong Xí nghiệp địa vật lý giếng khoan. Ngoài ra xưởng còn nghiên cứu đưa vào ứng dụng và phát triển công nghệ tin học trong công tác địa vật lý

  • Trung tâm Phân tích và Xử lý số liệu

    Có nhiệm vụ đánh giá chất lượng tài liệu do Xí nghiệp Địa vật lý thực hiện.

  • Đội công nghệ cao

    Khảo sát địa vật lý tổng hợp trong giếng đang khoan. Đo địa vật lý tổng hợp, bắn mìn.

  • Đội Kiểm tra công nghệ khai thác

    Có nhiệm vụ là đo khảo sát và kiểm tra công nghệ khai thác trong các giếng khai thác và bơm ép.

  • Đội Carota khí

    Đội Carôta khí có nhiệm vụ chính là khảo sát carota khí, cung cấp kịp thời các số liệu để xác minh trữ lượng, tình trạng các giếng khoan.

  • Đội thử vỉa

    Đội có nhiệm vụ thử vỉa ở các giếng khoan nhằm định hướng cho công tác khoan, xác định tình trạng và đo vỉa, cung cấp thông tin để xác định trữ lượng công nghiệp của giếng

L&TD

LOGGING & TESTING DIVISION

Bước ngoặt lịch sử cho ngành Dầu khí Việt Nam

Phát hiện thân dầu trong đá móng granite – đối tượng chứa dầu khí đặc biệt quan trọng ở mỏ Bạch Hổ, làm thay đổi quan điểm dầu khí truyền thống và mở ra hướng tìm kiếm thăm dò mới ở Việt Nam.

Chỉ sau 2 năm kể từ khi giếng khoan đầu tiên phát hiện thân dầu trong cát kết tuổi Mioxen sớm, ngày 26-6-1986, Vietsovpetro đã khai thác được tấn dầu đầu tiên từ mỏ Bạch Hổ. Tuy nhiên, việc tổ chức khai thác dầu trong Mioxen cho thấy thân dầu có dạng các thấu kính mỏng, không liên tục, trữ lượng nhỏ, sản lượng khai thác dầu sụt giảm nhanh chóng. Thực tế đó dẫn đến tình trạng các giếng khoan khai thác từ MSP-1, mặc dù mới đưa vào sử dụng nhưng sản lượng sụt giảm dần, chân đế MSP-2 mơi lắp đặt đã có nguy cơ bị tháo dỡ vì không có dầu để khai thác. Vietsovpetro thật sự đã gặp khó khăn lớn, mọi khoản đầu tư lớn đều tập trung vào dầu khí bỗng chốc vấp phải một thực tế khắc nghiệt. Niềm hy vọng mong đơi mới nhen lên đã bị hụt hẫng.

Vào thời điểm khó khăn đó, một sự kiện đã làm thay đổi tình thế, giúp Vietsovpetro trụ vững và tiếp tục đi lên. Đó là việc phát hiện ra tầng dầu sản lượng cao từ đá móng granite nứt nẻ ở giếng khoan BH-6. Ngày 9-5-1987, giếng khoan BH-6 được khoan và thu được dòng dầu 477m3/ngày trong sự ngỡ ngàng, thậm chí gây tranh cãi vì đây là dòng dầu được phát hiện từ lớp vỏ phong hóa của móng (theo thuyết hữu cơ truyền thống thì trong tầng móng không thể có dầu).

Ngày 6-9-1988, sau khi khoan lại và thử phần mặt cắt trong móng nứt nẻ ở giếng khoan khai thác BH-1, lại tiếp tục phát hiện dòng dầu tự phun, có lưu lượng đạt tới 407 tấn/ngày đêm. Sau sự kiện này, Vietsovpetro đã khẳng định sự tồn tại một thân dầu đặc biệt hiếm có trong đá macma nứt nẻ và hang hốc ở vùng biển Việt Nam. Từ đây, một chiến dịch thăm dò trong móng được khẩn trương triển khai, đến tháng 7-1990 đã có 7 giếng khoan thăm dò vào móng, đặc biệt có giếng khoan 402 với chiều dày mỏ vào khối đá granite nứt nẻ 600m đã nhận được dòng dầu tự phun, không lẫn nước với lưu lượng 799m3/ngày đêm.

Với lưu lượng trên dưới 1.000 tấn/ngày đêm, tổng trữ lượng địa chất đạt trên 500 triệu tấn dầu thô và hàng chục tỷ mét khối khí đồng hành, thân dầu trong đá móng nứt nẻ mỏ Bạch Hổ đã trở thành một trong những thân dầu đặc biệt, hiếm có trên thế giới. Việc phát hiện ra dầu khí ở tầng móng là món quà quý giá của thiên nhiên ban tặng cho những con người với đầy bản lĩnh và tính kiên trì. Ông Ngô Thường San, nguyên Phó Tổng giám đốc phụ trách công tác địa chất Vietsovpetro (giai đoạn 1982-1991) nói: “Chỉ có sự kiên nhẫn mới phát hiện ra dầu ở tầng móng”.

Sự kiên nhẫn còn được thể hiện trong suy nghĩ ở những người bạn Nga (Liên Xô trước đây). Quay lại Việt Nam lần thứ 2 vào năm 1988, trên cương vị là Tổng giám đốc Vietsovpetro, ông V.S. Vovk vẫn giữ nguyên quan điểm tìm dầu trong tầng móng. Ở vị trí mới, ông V.S. Vovk đã chỉ đạo lập kế hoạch khoan và mua sắm trang thiết bị để khoan và thử giếng số 1 mỏ Bạch Hổ và kết quả ngoài mong đợi, giếng khoan đã cho lưu lượng dầu 1.200 tấn. Ông V.S. Vovk đã viết về khoảnh khắc tuyệt vời ấy: “Khoan hết một choòng, đo khảo sát địa vậy lý – không phát hiện được gì. Phải làm gì đây? – Phải khoan tiếp! Đến 3 giờ sáng có tiếng chuông điện thoại: Giếng hoạt động rồi, áp suất gần 120 at”!

Việc phát hiện ra dầu khí ở tầng móng là một kết quả ngẫu nhiên nhưng cũng là kết quả tất nhiên cho những quyết định mạnh dạn vừa có tính khoa học vừa mang tính thực tiễn từ kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu khảo sát, tìm kiếm thăm dò của Vietsovpetro. Mở ra hướng mới vô cùng quan trọng trong công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở bể Cửu Long nói riêng và ở thềm lục địa Việt Nam nói chung. Đồng thời, đó cũng là động lực hấp dẫn các công ty dầu khí thế giới ồ ạt đầu tư trở lại và thúc đẩy công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí Việt Nam.

(Theo www.vietsov.com.vn)

Quản lý online

Liên kết nội bộ

Giá dầu