• Xưởng sửa chữa máy địa vật lý

    Xưởng có nhiệm vụ chính là bảo dưỡng, sửa chữa và hiệu chỉnh các máy móc thiết bị điện tử phục vụ cho các đơn vị trong Xí nghiệp địa vật lý giếng khoan. Ngoài ra xưởng còn nghiên cứu đưa vào ứng dụng và phát triển công nghệ tin học trong công tác địa vật lý

  • Trung tâm Phân tích và Xử lý số liệu

    Có nhiệm vụ đánh giá chất lượng tài liệu do Xí nghiệp Địa vật lý thực hiện.

  • Đội công nghệ cao

    Khảo sát địa vật lý tổng hợp trong giếng đang khoan. Đo địa vật lý tổng hợp, bắn mìn.

  • Đội Kiểm tra công nghệ khai thác

    Có nhiệm vụ là đo khảo sát và kiểm tra công nghệ khai thác trong các giếng khai thác và bơm ép.

  • Đội Carota khí

    Đội Carôta khí có nhiệm vụ chính là khảo sát carota khí, cung cấp kịp thời các số liệu để xác minh trữ lượng, tình trạng các giếng khoan.

  • Đội thử vỉa

    Đội có nhiệm vụ thử vỉa ở các giếng khoan nhằm định hướng cho công tác khoan, xác định tình trạng và đo vỉa, cung cấp thông tin để xác định trữ lượng công nghiệp của giếng

L&TD

LOGGING & TESTING DIVISION

Bể trầm tích Phú Khánh

1. Vị trí địa lý

Bể Phú Khánh nằm dọc theo bờ biển miền Trung Việt Nam, giới hạn bởi vĩ tuyến 14o - 11o Bắc và kinh tuyến 109o20' - 111o Đông hoặc cũng có thể phát triển hơn về phía Đông. Về phương diện địa chất bể Phú Khánh giáp với bể Cửu Long ở phía Nam, bể Nam Côn Sơn ở phía Đông Nam, bể Sông Hồng ở phía Bắc, bể Hoàng Sa ở phía Đông Bắc, thềm Đà Nẵng và thềm Phan Rang ở phía Tây và về phía Đông, nơi chưa được nghiên cứu có thể tồn tại một bể khác nằm giữa bể Phú Khánh và phần sâu nhất của Biển Đông. Địa hình đáy biển trong vùng rất phức tạp với mực nước biển sâu từ 0-3000m.

2. Công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí

Điểm lộ dầu đầu tiên được phát hiện vào năm 1920-1923 tại đầm Thị Nai (Quy Nhơn), phần đất liền kề với bể Phú Khánh và được cho rằng nguồn dầu không phải từ Neogen mà từ có lẽ từ các lớp Sapropel giàu tảo ở vịnh Quy Nhơn cung cấp. Từ sau năm 1960 nhiều cuộc khảo sát của các nhà địa chất-địa vật lý Pháp, Mỹ, Đức, Nhật, Trung Quốc đã được tiến hành trong các chương trình nghiên cứu biển Đông. Cho đến nay ở vùng biển miền Trung thuộc khu vực bể Phú Khánh đã có nhiều khảo sát địa vật lý với khối lượng khoảng 17.000 km tuyến địa vật lý. Các nghiên cứu phần đất liền được tiến hành từ năm 1977 đến nay. Các nhà địa chất đã phân tích các mẫu ở vùng đầm Thị Nại và cho thấy loại dầu ở vết lộ tương tự với dầu trong cacbonat Miocen ở giếng khoan 119-CH-1X và cho rằng dầu lộ có thể có nguồn gốc từ phần sâu của bể Phú Khánh dịch chuyển lên qua các đứt gãy trong vùng. Tuy nhiên các kết luận về nguồn gốc dầu lộ, chất lượng nguồn đá mẹ còn rất khác nhau nên cần phải được nghiên cứu tiếp. Trong những năm 2001-2004, Viện Dầu khí đã chủ trì đề tài KC-09-06 nghiên cứu các bể trầm tích nước sâu, xa bờ trong đó có bể Phú Khánh. Cũng trong thời gian này dự án ENRECA do Viện dầu khí hợp tác với Cục địa chất Đan Mạch và Greenland đã tiến hành nghiên cứu tổng thể tiềm năng dầu khí của bể Phú Khánh trong đó tập trung vào nghiên cứu địa hóa và trầm tích của khu vực đầm Thị Nại và trũng Sông Ba, phần đất liền kề với bể Phú Khánh.

3. Cấu trúc địa chất

Trên cơ sở bản đồ cấu trúc móng trước Đệ Tam có thể phân chia bể Phú Khánh và các vùng lân cận thành các yếu tố cấu trúc sau:

• Thềm Đà Nẵng: nằm phía tây bắc bể Phú Khánh, kéo dài theo phương bắc nam, độ sâu mực nước < 1000m với tầng trầm tích Kainozoi mỏng, chiều dày biến đổi tăng dần về phía Đông.

• Thềm Phan Rang: ở phía tây nam bể Phú Khánh và là phần rìa Đông của địa khối Kon Tum tương đối vững chắc. Chiều dày trầm tích Đệ Tam mỏng, thay đổi từ vài chục mét đến trên 1000m ở phía Đông với thành phần chủ yếu là đá vụn. Các đới cao thuộc rìa Đông phát triển các trầm tích cacbonat trong Miocen.

• Đới nâng Tri Tôn: nằm phía Đông địa hào Quảng Ngãi, phía Bắc của đới đứt gãy Đà Nẵng và trũng sâu Phú Khánh. Vào Miocen giữa khu vực này chịu sự vận động nén ép và bị uốn nếp nâng lên. Hoạt động này chấm dứt vào Miocen muộn và quá trình lún chìm xảy ra tạo không gian lắng đọng các trầm tích Miocen trên và Pliocen-Đẹ Tứ có thế nằm bình ổn và tương đối phẳng.

• Trũng sâu Phú Khánh: nằm trong khu vực nước sâu, phía Tây tiếp giáp với vùng sườn lục địa. Đây là vùng có chiều dày trầm tích lớn nhất của bể Phú Khánh. Giới hạn phía Đông của trũng sụt lún lớn này nằm gần kinh tuyến 112o Đông sau đó chuyển tiếp sang phần sâu nhất của biển Đông.

• Đới cắt trượt Tuy Hòa: nằm ở phía Tây nam của bể Phú Khánh và là vùng có các đứt gãy có biên độ lớn. Phương cấu tạo tây bắc - đông nam của đới cắt trượt Tuy Hòa tương tự như phương của hệ thống đứt gãy Sông Hồng ở phần đất liền miền Bắc Việt Nam.

4. Tiềm năng dầu khí

Các kết quả đánh giá tiềm năng dầu khí thông qua đề án VITRA II cho thấy bể Phú Khánh chiếm khoảng 10% tổng tài nguyên dầu khí tiềm năng của Việt Nam tức tiềm năng thu hồi khoảng 400 triệu tấn quy dầu, phân bố chủ yếu ở play 2 (play đá vụn Oligocen), play 3 (play đá vụn Miocen) và play 4 (play cacbonat Miocen).

Theo http://pvep.com.vn

Quản lý online

Liên kết nội bộ

Giá dầu