• Xưởng sửa chữa máy địa vật lý

    Xưởng có nhiệm vụ chính là bảo dưỡng, sửa chữa và hiệu chỉnh các máy móc thiết bị điện tử phục vụ cho các đơn vị trong Xí nghiệp địa vật lý giếng khoan. Ngoài ra xưởng còn nghiên cứu đưa vào ứng dụng và phát triển công nghệ tin học trong công tác địa vật lý

  • Trung tâm Phân tích và Xử lý số liệu

    Có nhiệm vụ đánh giá chất lượng tài liệu do Xí nghiệp Địa vật lý thực hiện.

  • Đội công nghệ cao

    Khảo sát địa vật lý tổng hợp trong giếng đang khoan. Đo địa vật lý tổng hợp, bắn mìn.

  • Đội Kiểm tra công nghệ khai thác

    Có nhiệm vụ là đo khảo sát và kiểm tra công nghệ khai thác trong các giếng khai thác và bơm ép.

  • Đội Carota khí

    Đội Carôta khí có nhiệm vụ chính là khảo sát carota khí, cung cấp kịp thời các số liệu để xác minh trữ lượng, tình trạng các giếng khoan.

  • Đội thử vỉa

    Đội có nhiệm vụ thử vỉa ở các giếng khoan nhằm định hướng cho công tác khoan, xác định tình trạng và đo vỉa, cung cấp thông tin để xác định trữ lượng công nghiệp của giếng

L&TD

LOGGING & TESTING DIVISION

Cải tiến phương thức cấp phát trang bị bảo hộ lao động tại XN Địa vật lý GK

Mô tả giải pháp:

1.Tình trạng công việc về vấn đề đang được xem xét trước khi tạo ra giải pháp (Mô tả những nhược điểm của đối tượng hiện hành kèm theo bảng, sơ đồ, hình vẽ,… trong trường hợp cần thiết).

      Việc cấp phát trang bị bảo hộ lao động phải tuân thủ quy định VSP-SR-12 “Định mức cấp phát trang bị bảo hộ lao động và các phương tiện bảo vệ cá nhân cho cán bộ công nhân viên XNLD Vietsovpetro”. Chiếu theo quy định này số lượng, chủng loại, thời hạn cấp phát trang bị bảo hộ lao động của mỗi công nhân viên phụ thuộc vào ngành nghề và công việc đang thực hiện. Trước đây việc cấp phát trang bị BHLĐ thực hiện chủ yếu theo yêu cầu của từng nhân viên và theo dõi qua sổ ghi chép, từ đó đã xuất hiện các nhược điểm sau:

      Nhân viên không kiểm soát được chủng loại và thời hạn cấp phát trang bị bảo hộ lao động của mình nên đã yêu cầu cấp phát không đúng thời điểm : hoặc chưa đến hạn cấp phát hoặc đã quá hạn. Điều này dẫn đến hoặc yêu cầu của nhân viên không được thực hiện hoặc dẫn đến việc lưu kho không hợp lý các trang bị bảo hộ lao động; việc tổng hợp nhu cầu hàng tháng không được chính xác. Nhân viên phòng kinh tế kế hoạch thực hiện công việc cấp phát phải tốn nhiều thời gian trong việc ghi chép, tính toán thời hạn cấp phát cho từng nhân viên dựa theo định mức; không tính toán tức thời được nhu cầu về trang bị bảo hộ lao động của tháng cho toàn xí nghiệp. Ngoài ra nhân viên cấp phát còn phải giải thích cho từng cá nhân mỗi khi yêu cầu về trang bị bảo hộ của họ không được đáp ứng đầy đủ (vì lý do chưa đúng hạn cấp, không trong định mức…).

     Yêu cầu đặt ra là phải cải tiến phương thức cấp phát BHLĐ để xóa bỏ các nhược điểm nêu trên.

2. Nội dung của giải pháp đưa ra (Mục đích, bản chất, tính ưu việt của giải pháp kèm theo những tài liệu phù hợp dạng bảng, sơ đồ, hình vẽ,…trong trường hợp cần thiết)

     Sau khi khảo sát tình hình thực tế của xí nghiệp, nhóm tác giả đề xuất giải pháp sau

     Việc cấp phát trang bị bảo hộ lao động sẽ được thực hiện thông qua một bảng liệt kê. Hàng tháng (trước ngày 5 của mỗi tháng) nhân viên cấp phát sẽ lập phiếu cấp phát, trong đó tổng hợp nhu về trang bị bảo hộ lao động trong tháng của tất cả công nhân viên đã đến hạn được nhận. Phiếu cấp phát này sẽ giao cho thủ kho và thông báo đến các bộ phận của xí nghiệp, CBCNV có tên trong danh sách sẽ đến kho để nhận trang bị bảo hộ lao động của mình.

     Nhân viên nào vì một lý do nào đó không nhận trang bị bảo hộ lao động trong tháng thì sẽ chuyển tiêu chuẩn này vào tháng kế tiếp. Cuối tháng thủ kho giao lại phiếu cấp phát cho nhân viên phòng kế hoạch để vào số liệu. Để thực hiện giải pháp nhóm tác giả đã xây dựng phần mềm với các chức năng sau. Bất cứ lúc nào các thông tin sau đều có thể truy cập:

  • Danh sách của CBCNV theo phòng ban trong xí nghiệp.
  • Định mức cấp phát trang bị bảo hộ lao động của nhân viên trong bộ phận. (Xem hình 1)
  •  Chứng từ cấp phát của từng công nhân viên. Chứng từ cấp phát của công nhân viên chỉ cần lập một lần ban đầu. Các lần cấp phát tiếp theo chứng từ sẽ được phần mềm tự động thiết lập dựa trên định mức và ngày nhận. (Xem hình 2)
  •  Bảng cấp phát trang bị bảo hộ lao động cho từng tháng hoặc trong năm. (Có thể xem bảng cấp phát cho từng người, cho một bộ phận hoặc cho cả xí nghiệp) (Xem hình 3)
  •  Bảng tổng hợp các trang bị bảo hộ lao động đã nhận cho từng tháng hoặc trong năm. (Có thể xem bảng tổng hợp cho từng người, cho một bộ phận hoặc cho cả xí nghiệp) (Xem hình 4)
  • Theo dõi chứng từ cấp phát trang bị bảo hộ lao động cho từng cá nhân. (Xem hình 5)

      Tính ưu việt của giải pháp

  • Giúp giảm đáng kể thời gian và nhân lực trong việc cấp phát trang bị bảo hộ lao động.
  • Nhanh chóng tổng hợp được nhu cầu về trang bị bảo hộ lao động của xí nghiệp trong từng thời điểm.
  •  Cung cấp đầy đủ thông tin về tiêu chuẩn trang bị bảo hộ lao động cho cán bộ công nhân viên.
  •  Việc cấp phát trang bị bảo hộ lao động thực hiện đúng thời hạn, đúng định mức theo yêu cầu của quy định VSP-SR-12.

Hình 2: Chứng từ cấp phát BHLĐ

Chứng từ này được chương trình tự động lập ra dựa trên định mức và ngày nhận thực tế

Hình 3: Bảng cấp phát bảo hộ lao động (trang đầu)

Hình 3: Bảng cấp phát bảo hộ lao động (trang cuối)

Hình 4: Thống kê cấp phát bảo hộ lao động (theo tháng)

Hình 5: Theo dõi chứng từ cấp phát BHLĐ cho từng nhân viên

Quản lý online

Liên kết nội bộ

Giá dầu