• Xưởng sửa chữa máy địa vật lý

    Xưởng có nhiệm vụ chính là bảo dưỡng, sửa chữa và hiệu chỉnh các máy móc thiết bị điện tử phục vụ cho các đơn vị trong Xí nghiệp địa vật lý giếng khoan. Ngoài ra xưởng còn nghiên cứu đưa vào ứng dụng và phát triển công nghệ tin học trong công tác địa vật lý

  • Trung tâm Phân tích và Xử lý số liệu

    Có nhiệm vụ đánh giá chất lượng tài liệu do Xí nghiệp Địa vật lý thực hiện.

  • Đội công nghệ cao

    Khảo sát địa vật lý tổng hợp trong giếng đang khoan. Đo địa vật lý tổng hợp, bắn mìn.

  • Đội Kiểm tra công nghệ khai thác

    Có nhiệm vụ là đo khảo sát và kiểm tra công nghệ khai thác trong các giếng khai thác và bơm ép.

  • Đội Carota khí

    Đội Carôta khí có nhiệm vụ chính là khảo sát carota khí, cung cấp kịp thời các số liệu để xác minh trữ lượng, tình trạng các giếng khoan.

  • Đội thử vỉa

    Đội có nhiệm vụ thử vỉa ở các giếng khoan nhằm định hướng cho công tác khoan, xác định tình trạng và đo vỉa, cung cấp thông tin để xác định trữ lượng công nghiệp của giếng

L&TD

LOGGING & TESTING DIVISION

Vietsovpetro đạt giải cao tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 14

Tối ngày 17/4, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 14 (2016 -2017) cho 90 giải pháp sáng tạo.

Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn và GS.VS Đặng Vũ Minh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - Trưởng ban Tổ chức Hội thi trao Giải Nhất cho các tác giả đoạt giải.

 

Được biết, sau 2 năm triển khai, Ban tổ chức hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 14 (2016 - 2017) đã nhận được 536 giải pháp gửi tới từ 55 tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành. Trong đó: Lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông 94 giải pháp; lĩnh vực cơ khí tự động hoá, xây dựng, giao thông vận tải: 157 giải pháp; lĩnh vực vật liệu, hoá chất, năng lượng: 42 giải pháp; lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp và môi trường: 93 giải pháp; lĩnh vực y dược: 67 giải pháp; lĩnh vực giáo dục và đào tạo: 83 giải pháp.
Các giải pháp tham dự hội thi lần này được Ban tổ chức hội thi các tỉnh, thành phố tuyển chọn từ hàng nghìn các giải pháp đã được gửi tới. Sau một tháng làm việc tích cực, hội đồng giám khảo đã chọn được 90 giải pháp để trao giải bao gồm: 6 giải nhất, 12 giải nhì, 24  giải ba và 48 giải khuyến khích. Các lĩnh vực đều đạt đủ số lượng giải theo quy định như: Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; cơ khí tự động hóa, xây dựng, giao thông vận tải; vật liệu, hoá chất, năng lượng; nông, lâm, ngư nghiệp, tài nguyên môi trường; y, dược; giáo dục,đào tạo và các lĩnh vực khác.
Đặc biệt, tại Hội thi lần này, Vietsovpetro gửi 3 giải pháp tham gia thì cả 3  đều đạt giải: 01 giải Nhất,  01 giải Nhì​  và 01 giải Khuyến khích.
 
Giải pháp đạt giải Nhất là: “Nghiên cứu kết hợp và áp dụng sáng tạo hai hệ dung dịch ức chế sét mới KGAC và KGAC-PLUS có chất lượng tương đương với các hệ dung dịch tiên tiến trên thế giới và đảm bảo an toàn cho môi trường sinh thái” của nhóm tác giả Hoàng Hồng Lĩnh;Nguyễn Xuân Quang, Bùi Văn Thơm; Đào Viết Văn, Nghiêm Xuân Việt; Phạm Đình Lơ; Nguyễn Thành Trường thuộc Xí nghiệp Khoan và sửa giếng.
 
Giải pháp đạt giải Nhì "Thiết kế và chế tạo trạm đo CAROTA tổng hợp xách tay và tổ hợp các máy giếng của Việt Nam tương thích với trạm KARAT" của tác giả Nguyễn Xuân Quang và đồng sự thuộc Xí nghiệp Địa vật lý giếng khoan.
 
Và giải pháp đạt giải Khuyến khích “Mở rộng sàn CTU tăng giới hạn khoan thăm dò cho giàn Tam Đảo 02” của tác giả Phạm Hồng Tiến thuộc Xí nghiệp Khoan và sửa giếng.
Ban Tổ chức cũng đề nghị tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới tặng giải WIPO cho 2 giải pháp xuất sắc nhất đó là: Giải pháp “Nghiên cứu kết hợp và áp dụng sáng tạo hai hệ dung dịch ức chế sét mới KGAC và KGAC-PLUS có chất lượng tương đương với các hệ dung dịch tiên tiến trên thế giới và đảm bảo an toàn cho môi trường sinh thái” của nhóm tác giả Vietsovpetro; Giải pháp “Hệ thống cảnh báo vi phạm chiều cao tĩnh không ứng dụng trong giao thông đường thủy” của tác giả Lê Nguyên Khương thuộc Trường đại học Công nghệ giao thông vận tải, tỉnh Vĩnh Phúc.
 
Nhân dịp này, Ban Tổ chức cũng ký Quyết  định  khen thưởng  cho 17 đơn vị và 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hội thi.
 
                                                            A.P (Biên tập từ nguồn báo Đại đoàn kết)

 

Quản lý online

Liên kết nội bộ

Giá dầu